Ngày vợ mất, tôi phát hiện ra gầm tủ chứa toàn phong bì của vợ

00:30 |
Tôi càng ân hận và bất ngờ hơn khi sau ngày cô ấy mất, tôi còn phát hiện ra gầm tủ chứa toàn phong bì các khoản tiền của vợ.

Trắng tay vì dại gái

Mẹ chồng năn nỉ con dâu cho em trai chồng “sờ mó”

Ngày vợ mất, tôi phát hiện ra gầm tủ chứa toàn phong bì của vợ (Ảnh minh họa)

Kết hôn mới 4 năm và vợ chồng đã có 1 con trai 3 tuổi. Thế nhưng qua bao cực khổ, giờ cuộc sống bớt chật vật hơn thì vợ tôi lại không còn trên cõi đời này nữa. Tôi càng ân hận và bất ngờ hơn khi sau ngày cô ấy mất, tôi còn phát hiện ra gầm tủ chứa toàn phong bì các khoản tiền của vợ. Dù số tiền vợ để lại không nhiều, nhưng tôi mới biết, lâu nay vợ tôi đã phải sống tằn tiện và lo toan cho bố con tôi biết bao.
4 năm trước, tôi và vợ gặp nhau tại Hà Nội. Khi ấy, cả 2 chúng tôi đều đang đi làm cho một công ty tư nhân. Vợ tôi là kế toán cho một công ty may nhỏ. Còn tôi là nhân viên kỹ thuật của một đơn vị điện máy điện lạnh. Vợ chồng tôi cưới nhau từ 2 bàn tay trắng. Lương của chúng tôi khi ấy đều thấp nên vợ chồng cũng chỉ đủ ăn tiêu và không chút dư dả. Gia đình hai bên chỉ làm nông nghiệp và hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên cũng không hỗ trợ được 2 đứa.
Với lương tháng chỉ hơn 6 triệu/tháng, ở Hà Nội này, vợ chồng tôi phải chi trả tiền thuê nhà, điện nước mất 1/3. Số tiền còn lại, chúng tôi trang trải vừa đủ cho sinh hoạt hàng ngày. Thời kỳ đầu mới cưới, vợ tôi còn một mực đòi kế hoạch hóa để đợi đến khi kinh tế khá hơn mới sinh con. Nhưng tôi không đồng tình vì muốn có con sớm.
Thấy chồng đưa tiền, tháng nào vợ tôi cũng đón nhận rất vui vẻ. Rồi tôi lại thấy em ngồi ghi ghi chép chép rồi chia ra từng khoản nhỏ (Ảnh minh họa)
Chiều lòng chồng, vợ tôi cũng không kế hoạch nữa. Từ khi có con nhỏ, cuộc sống của vợ chồng tôi càng trở nên chật vật, vất vả nhưng cũng đầm ấm hơn. Nhà bà nội và bà ngoại đều ở xa, hai bà vẫn phải làm đồng bãi ở dưới quê nên không thể lên trông cháu đỡ đần hộ vợ chồng tôi được. Bởi thế, 4 tháng tuổi, con tôi đã phải mang đi gửi. Thương vợ vất vả, tôi cố gắng làm thêm để có thể lo được tiền gửi con và chút tiền sữa cho con mỗi tháng. Ngoài ra, những hôm đi làm về sớm, thương vợ vất vả, tôi cũng thường tranh thủ làm việc nhà giúp đỡ vợ. Vợ tôi, ngoài cố gắng đảm nhiệm công việc tại công ty cũng tranh thủ bán hàng online để có thu nhập thêm dù chỉ là bập bõm.
Tháng nào, cứ lĩnh lương về, cả lương, cả thưởng tôi đều đưa tất cho vợ giữ. Rồi những khoản tiền làm thêm của tôi cũng vậy. Tôi chỉ giữ trong ví vài trăm ngàn để đi đường hay chè thuốc. Thấy chồng đưa tiền, tháng nào vợ tôi cũng đón nhận rất vui vẻ. Rồi tôi lại thấy em ngồi ghi ghi chép chép rồi chia ra từng khoản nhỏ và mỗi khoản được nhét vào một chiếc phong bì có đề sẵn tên các khoản phải chi tiêu.
Nào là phong bì đóng tiền ăn và tiền học cho con. Nào là phong bì cho tiền chợ. Nào phong bì cho tiền điện nước. Nào phong bì hiếu hỉ, tiết kiệm…Tháng nào cũng thấy vợ lôi một tập phong bì dày mỏng ấy ra mà tôi phì cười. Tôi cứ trêu em sao phải mất thời gian phân chia rạch ròi như vậy làm gì. Có ngần ấy tiền, cứ áng chừng mà chi tiêu cho hợp lý.
Những lúc nghe tôi nói vậy, vợ tôi đều cười bảo tôi đúng là đàn ông. Tiêu pha mà không ghi chép cẩn thận và tỉ mỉ như vậy thì sao có thể kiểm soát mà tiết kiệm được. Rồi thi thoảng tôi thấy vợ khoe, trong phong bì tiết kiệm tháng rồi nhờ ít cỗ bàn mà em đã để ra được 1 triệu hoặc 1 triệu nữa. Số tiền vợ tôi tiết kiệm, em vẫn thường rủ tôi đi mua cái giường đẹp, chiếc xe đạp ba bánh… cho con. Những lúc ấy, tôi thật sự khâm phục vợ lắm vì khoản gì cũng đến tay mà em vẫn để dành được.
Cách đây 9 tháng, thương 2 con sống mãi cảnh nhà trọ trên này, bố mẹ tôi bán đi mảnh vườn được 700 triệu. Ông bà cho tất vợ chồng tôi số tiền này. Chúng tôi mua được một căn chung cư nhỏ. Tiền mua và sửa sang nhà hết tất cả hơn 800 triệu. Số tiền sửa nhà chúng tôi phải vay mượn bố mẹ vợ và anh chị em 2 bên gia đình.
Bao nhiêu mừng vui và hạnh phúc khi cách đây 2 tháng, vợ chồng tôi được về nhà mới ở. Ai cũng mừng cho chúng tôi vì từ nay đã có căn nhà của riêng mình và cuộc sống sẽ bớt vất vả hơn. Nhưng chính những ngày chuyển về nhà mới này, vợ tôi đột nhiên bị ho dai dẳng, giảm cân trầm trọng không rõ nguyên nhân, khó thở… Cứ nghĩ đó chỉ là bị viêm phổi bình thường nên em chỉ mua thuốc ngoài hiệu thuốc về uống mà không đi khám. Thấy bệnh tình nặng hơn, tôi đưa vợ đi khám thì lúc này bác sĩ đã kết luận em bị ung thư phổi giai đoạn cuối.
Tôi cũng không ngờ từ khi phát hiện ra bệnh, đến khi vợ tôi không còn trên thế gian này lại ngắn ngủi đến vậy. Tất cả chỉ vẻn vẹn 22 ngày. Tôi còn chưa kịp chăm sóc vợ nhiều, chưa kịp ở bên cô ấy nhiều mà vợ tôi đã vội vàng bỏ bố con tôi ra đi. Đặc biệt, điều làm tôi thấy ân hận nhất là từ khi kết hôn đến nay, tôi chưa một ngày cho vợ tôi một cuộc sống sung túc thoải mái như bao người. Tôi chỉ mang cho vợ tôi cuộc sống khổ cực, vất vả vì chồng vì con.
Xót xa hơn, ngày lo đám tang chu đáo cho vợ xong, tôi và bà ngoại dọn dẹp lại nhà cửa thì phát hiện ra ngay dưới gầm tủ trong phòng của vợ chồng tôi, hiện vẫn còn hơn chục cái phong bì ghi các khoản tiền chi tiêu của vợ. Đếm tất cả phong bì, được số tiền 53,4 triệu đồng. Trong đó, vợ tôi để dành khoản tiền tiết kiệm cho con là nhiều nhất. Số tiền đó hiện được 17 triệu đồng.
Suốt từ hôm vợ mất đến nay, cứ nghĩ đến vợ là tôi lại thương em vô cùng. Nhất là khi cầm trên tay một đống phong bì các khoản của vợ ghi ra cụ thể, tôi lại trào nước mắt. Tại sao một người vợ hiền lành, thương yêu chăm chút cho chồng con như vợ tôi lại chưa được hưởng 1 ngày sung sướng đã vội rời xa bố con tôi? Giờ tôi tiếp tục phải sống và nuôi con như thế nào mới xứng đáng với người vợ chịu khó và tảo tần của tôi đây?


Trắng tay vì dại gái

04:04 |
Tôi chết lặng chẳng biết tìm em ở đâu cùng với số tiền tôi dành dụm cực khổ 3 năm trời.
Lấy xong tấm bằng tốt nghiệp lớp 12, tôi theo cậu ruột lên thành phố thuê trọ để kiếm sống. Nhà nghèo, lại còn cô em gái đang học lớp 10, tôi nghĩ mình sức dài vai rộng không thể ăn bám bố mẹ với mấy sào ruộng nên quyết chí ra đi lập thân, lập nghiệp.
 Sức trai 18 tuổi, tôi chẳng nề hà bất cứ việc gì, từ bưng bê phục vụ quán ăn đến xách vữa, phụ hồ, khuân vác hàng ở bến xe…
Hai cậu cháu ở được với nhau hơn một năm thì bà ngoại tôi gọi cậu về quê lấy vợ. Nhân dịp này, tôi gửi cậu một ít tiền công dành dụm được để biếu bà, biếu bố mẹ.
Nghĩ đến nét mặt vui mừng của bố mẹ tôi khi cầm những đồng tiền tôi làm ra, tôi thấy lòng lâng lâng.


Cậu lấy vợ xong thì ở luôn lại quê, nên một mình tôi phải tự xoay sở mọi việc. Thỉnh thoảng tôi cũng tranh thủ lúc rỗi việc, bắt xe về quê thăm gia đình.
Được 3 năm, sau khi mua một cái xe máy cũ để đi làm, tôi cũng tích cóp được số tiền kha khá để gửi vào tiết kiệm, định bụng để lo cho cuộc sống sau này.
Mới gửi tiền được ít lâu thì quê tôi bị bão, căn nhà cấp 4 của bố mẹ bị bão quật đổ hoàn toàn. Vội vàng rút hết tiền đã gửi, tôi mua vé gửi cả xe máy lên tàu về quê.
Ngồi vào ghế rồi, tay tôi thỉnh thoảng lại sờ vào bọc tiền đã được khâu chặt trong túi quần, chỉ sợ nhỡ sơ sẩy, mất thì chết.
Tàu sắp chạy thì có một cô gái trẻ đến ngồi ngay chiếc ghế trống bên cạnh tôi. Nhấc hộ cô gái chiếc ba lô nặng trịch lên giá hàng, tôi nhận được lời cảm ơn mang âm sắc đặc trưng của quê mình. Nhận ra đồng hương, câu chuyện của chúng tôi ngày càng rôm rả.
Em ở cách làng tôi hơn chục cây số, là sinh viên, em cũng vội vàng về quê vì nghe tin làng bị bão, bố em bị thương…
Tôi  cũng thật thà cho em biết lý do về quê của tôi. Chuyện trò được một lúc, theo nhịp lắc lư của con tàu, em say ngủ rồi ngả hẳn vào người tôi.
Xuống ga, em định đi xe ôm về nhà, tôi nằn nỉ em đi cùng tôi vì tôi có xe máy. Ngồi đằng sau tôi, thỉnh thoảng tôi lại thấy lâng lâng bởi cảm nhận được hơi ấm từ thân thể em đang áp sát vào tôi…
Đi được vài cây số, em kêu đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và bảo tôi ghé vào một hiệu thuốc. Uống xong thuốc, em vẫn kêu mệt và chủ động đề nghị tôi cho em vào nhà nghỉ.
Tôi thuê phòng, mua hai cái bánh mỳ và chai nước để cả hai ăn qua bữa, đợi em đỡ hơn sẽ về nhà.
Ăn xong, em rót nước mời tôi rồi giục tôi vào nhà tắm tắm rửa cho mát để… ngủ trưa.
Không hiểu sao lúc ấy tôi cứ như người mộng du, em bảo gì nghe nấy…Tắm xong, tôi lên giường rồi chẳng hiểu sao ngủ thiếp đi lúc nào không biết.
Khi tôi bừng tỉnh giấc đã thấy trời tối mịt, cô bạn đường đồng hương xinh xắn chẳng còn thấy bóng dáng ở đâu nữa. Toàn bộ tiền bạc cùng cái ví có giấy tờ xe máy của tôi cũng không cánh mà bay.
Hốt hoảng, tôi lao xuống lễ tân của nhà nghỉ, nhân viên cho biết cô gái trẻ lấy xe máy đi từ chiều, nói là đi mua đồ ăn về cho hai vợ chồng.
Tôi chết lặng bởi chẳng biết tìm em ở đâu, nghĩ đến số tiền dành dụm cực khổ 3 năm trời, nghĩ đến bố mẹ ở quê phải dựng lều ở tạm, chờ tôi mang tiền về dựng lại nhà, nước mắt tôi chảy tràn trên má.
Chỉ vì bồng bột, dại gái mà tôi trắng tay…

Bầu sinh viên bị người yêu gài bẫy

03:19 |
Lúc đó, Yến không giải thích được tại sao mình lại dính bầu, bởi luôn sử dụng các biện pháp tránh thai. Mãi về sau, cô mới biết người yêu cố tình gài bẫy.
Ba năm trước, có lẽ Yến, cô sinh viên năm hai học viện Báo chí & Tuyên truyền không bao giờ nghĩ mình sẽ làm mẹ của hai đứa con, làm quản lý siêu thị dành cho trẻ em khi mới 23 tuổi. Tấm bằng đại học sau 16 năm phấn đấu cuối cùng chỉ để cất vào tủ làm kỷ niệm, ước mơ trở thành một người hoạt động trong lĩnh vực báo chí truyền thông cũng tan thành mây khói.

Bị người yêu 'gài bẫy'
Sau 12 năm nỗ lực đèn sách, thi đỗ HV Báo chí & Tuyên truyền, Yến khăn gói lên Hà Nội học đại học. Cô thuê trọ ở Mỹ Đình. Tại đây cô quen anh. Nhà anh có cửa hàng tạp hóa gần chỗ cô trọ. Yến thường qua đổi gas, mua đồ dùng trong nhà. Đôi lần, cô cũng nhờ anh bê hộ bình nước về phòng. Sau một thời gian, anh xin số cô, tán tỉnh rồi yêu nhau.
Yêu nhau được hai năm, một hôm, Yến thấy cơ thể có những biểu hiện lạ. Cô kể, buổi tối hôm đó, cô đi mua que thử. “Cảm giác bước vào tiệm thuốc mà như lao vào trận địa. Về đến phòng trọ, chần chừ mãi đến gần ba giờ sáng mới dám thử”, Yến nhớ lại.
Theo Yến, thời khắc thấy que thử hai vạch, cô cực kì suy sụp, không tin vào mắt mình. “Lúc đó đã muộn, tay cầm que thử mà mước mắt cứ chảy không ngừng. Mình khóc òa làm chị gái đang ngủ giật bắn người, hoảng hốt hỏi han”, Yến tâm sự. Cô kể, gọi cho người yêu thì nhận được câu trả lời tỉnh bơ: "Có con thì cưới”. Đêm đó, Yến ôm gối, nằm khóc đến sáng.
Yến nói thêm, lúc đó cô không giải thích được tại sao mình lại dính bầu, bởi họ luôn sử dụng các biện pháp tránh thai. Mãi về sau, cô mới biết chồng cố tình. Chuyện tình yêu của hai người không được sự chấp thuận của bố mẹ hai bên do quan điểm hai gia đình khác nhau, mặt khác, bố mẹ Yến muốn con tập trung vào việc học. Hành động của người yêu cô vừa ép bố mẹ hai bên phải đồng ý, vừa ép Yến cưới vì anh sợ sau khi ra trường, nhiều mối quan hệ phát sinh khiến Yến không còn yêu anh nữa.
Nhưng tại thời điểm đó Yến không biết suy tính của người yêu, cô chia sẻ, bao nhiêu nỗi sợ ập đến: sợ mọi người cười chê, sợ bố mẹ biết chuyện, sợ mình chưa đủ khả năng để trở thành người mẹ tốt… Hơn nữa, cô vừa bước vào học kì hai năm thứ hai, mang bụng bầu đi học rất “kì quặc”. Theo Yến, thời điểm đó, cô không ngừng trách móc người yêu. “Mình cũng từng nghĩ đến phá thai, nhưng xóa bỏ ngay ý nghĩ đó. Một em bé đang dần hình thành trong bụng mình, sao nỡ chứ”, Yến tâm sự - “Hôm sau anh ấy đến, đưa đi khám bác sĩ, rồi phủ đầu: một là cưới, hai là nếu mình bỏ đứa bé, anh ấy sẽ tìm đến nhà thưa chuyện với bố mẹ”.
Yến chia sẻ, lúc đó cô vẫn chưa cân bằng được cảm xúc, mọi chuyện do người yêu tự quyết. Anh nhanh chóng thông báo tin cô có bầu với bố mẹ và nhận được sự chấp thuận làm đám cưới.
Bị đuổi khỏi nhà giữa đêm
Với Yến, khó khăn nhất là thời điểm nói với bố mẹ đẻ. Ba ngày từ khi biết có thai, sau thời gian khóc lóc, đấu tranh tư tưởng, cô bắt xe về quê. Cô kể, vừa mở lời “con có chuyện muốn nói với bố mẹ”, nước mắt đã tuôn như mưa. Bố mẹ dò hỏi có phải bị đuổi học không, cô lắc đầu. Mẹ cô quan sát một lúc, kéo cô vào phòng, rồi hỏi: “Có bầu à?”, cô không nói gì chỉ gật gật. “Mẹ khóc. Bố hoảng hốt chạy vào, biết chuyện, ngay lập tức cho mình ba bạt tai đau điếng, rồi đuổi ra khỏi nhà giữa đêm khuya”, Yến kể lại.
Bị đuổi ra khỏi nhà, vừa sợ vừa tủi, Yến ngồi ở hiên nhà nhắn tin cho người yêu. Lát sau, bố Yến nhận được điện thoại từ gia đình người yêu, Yến mới được phép vào nhà. Suốt mấy ngày, cô như ngồi trên đống lửa, không ai trong nhà nói với cô một câu, xem cô như người vô hình. Tình trạng đó chỉ chấm dứt khi gia đình nhà trai đến đặt vấn đề cưới xin. Người lớn hai nhà bàn bạc rồi quyết định cưới gấp, chuẩn bị mọi thứ cho đám hỏi, đám cưới trong vòng một tháng.

Thời gian chờ cưới, gia đình Yến đối mặt không ít lời ra tiếng vào từ hàng xóm, đại loại: “đang đi học sao cưới?”, “chắc có thai rồi”,… Bố mẹ giận Yến ra mặt, mắng cô "bôi tro trát trấu" vào mặt gia đình. Không khí trong nhà căng như dây đàn, Yến không dám hé môi nửa lời, ngồi yên trong phòng. Trừ chị gái ở chung, anh chị em đều bất ngờ, riêng anh cả giận Yến không về tham dự đám cưới được tổ chức trong nhà thờ.
Việc có bầu ảnh hưởng không ít đến kết quả học tập của Yến. Cô không thể tham gia khóa học quân sự do nhà trường tổ chức, mãi đến năm tư cô phải học lại để đủ điều kiện ra trường. Cô kể, thời điểm đó cô cảm thấy mệt mỏi, luôn trong tình trạng thèm ngủ; mặc dù bạn bè cũng động viên, thầy cô tạo điều kiện nhưng không thể tiếp tục khóa học.
“Năm tư học lại mới hối hận sao ngày xưa không chịu khó”, Yến nói. Theo Yến, vì cô phải nghỉ sinh một tháng, kiến thức bị hổng phải thi lại hai môn và học lại một môn.
Cuộc sống của cô lúc mang bầu khá thoải mái. Cô chia sẻ, trừ sinh hoạt thay đổi đôi chút, cô không gặp vấn đề khó giải quyết khi làm vợ, làm dâu. Ở trường, bạn bè, thầy cô quan tâm, tạo điều kiện để cô đi học bình thường.
“Ban đầu đến trường cũng ngại lắm, may mà mọi người vẫn giữ thái độ hòa nhã. Nhiều bạn bè động viên giúp mình hòa nhập học tập nhanh hơn. Chỉ những tháng cuối mang bầu, cơ thể nặng nề, làm việc gì cũng mất thời gian”, Yến tâm sự.
Yến kể, trong lớp, sau cô vài tháng cũng có thêm hai bạn mang bầu. Cả ba ngồi một bàn, thời gian rảnh lại xúm vào nói đủ chuyện trên đời như: chỗ nào bán đồ trẻ em đẹp, chia sẻ kinh nghiệm khi mang bầu…. Yến nhớ mãi kỉ niệm hôm vào nhầm lớp: “Mình vừa vào, cả lớp kia đứng lên chào nghiêm túc, tưởng mình là giảng viên. Mình vừa buồn cười, vừa ngại, xin lỗi rồi quay đi khiến cả lớp ngơ ra”.
Đến bây giờ, Yến là mẹ của hai đứa con, công việc kinh doanh ổn định, mỗi cuối tuần cùng chồng đi lễ ở nhà thờ. “Ba năm trước mình cũng tiếc thời kì tuổi trẻ vội vàng lấy chồng, nhưng giờ nhìn lại, mình hạnh phúc với mái ấm nhỏ có chồng và hai con”, Yến cười.