100 cô dâu Việt mất tích rơi vào lò mổ nội tạng ở Trung Quốc?

00:43 |
Việt Nam đang bùng lên dư luận cho rằng, một loạt hơn 100 cô dâu Việt cùng với một phụ nữ Việt Nam làm môi giới trung gian trong gần một tháng rưỡi nay tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc có thể đã bị đưa vào các lò mổ nội tạng ở Hoa Lục

Sock: 7 nữ sinh có thai sau chuyến dã ngoại với nhà trường


Cảnh sát Trung Quốc đang truy tìm hơn 100 cô dâu Việt Nam biến mất không để lại dấu vết cùng với một người môi giới từ hồi tháng 11 ở tỉnh Hà Bắc. Một quan chức địa phương được báo chí trích lời nhận định một đường dây buôn người có tổ chức có thể đứng sau vụ mất tích hàng loạt trên.
Giám đốc Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Lào Cai cho biết, các vụ buôn người từ Việt Nam sang Hoa Lục vẫn tăng đều thời gian qua, mà nạn nhân phần lớn là người thất nghiệp, muốn tìm kiếm một việc làm để mưu sinh. Ông Vinh nói các tổ chức buôn người đã lợi dụng tâm lý này để lừa rất nhiều phụ nữ Việt Nam đưa sang Hoa Lục, và một nửa trong số này bị bán làm vợ. Những cuộc tình ép buộc đó có thể dẫn đến hậu quả là các cô dâu Việt tìm cách bỏ trốn khỏi nhà chồng, bất chấp nguy hiểm đến tính mạng.
nguồn:http://tinvn.info/

Ôtô tự chế của ''gã gàn'' xứ Nghệ chỉ 30 triệu đồng

04:14 |
Động cơ xe máy kết hợp cùng những vật liệu tận dụng, chiếc ô tô tự chế của 'gã gàn' xứ Nghệ có thể chở 4 người và chỉ hết 3 lít xăng/100km.
Xứ Nghệ "nóng" vì "siêu xe" chế
Những ngày vừa qua, trên mạng lan truyền thông tin về hình ảnh chiếc xe ô tô tự chế di chuyển trên địa bàn huyện Thanh Chương (Nghệ An). Cũng từ nguồn tin này, chiếc xe trên của một người dân làm để chở con đi học, chủ nhân trên trú ở huyện Thanh Chương.

Ngược lại với thông tin cộng đồng mạng cung cấp, chủ nhân thực sự lại là anh Nguyễn Kim Sơn (SN 1978 - Trú xóm 1, xã Bài Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An) và anh Sơn đang thuê ki ốt tại Thị tứ Bài Sơn để hành nghề sửa chữa xe máy. Đây cũng là nơi vợ chồng và 2 người con nhỏ của anh trú ngụ hiện tại.
Xe có vô lăng, bộ cần số và hệ thống phanh như một chiếc ô tô đang sử dụng
Điều lo lắng hiện tại của anh là khi xe di chuyển bị lực lượng CSGT "sờ gáy" do xe chưa được kiểm định, chưa có giấy phép lưu hành. Cũng chính vì điều này mà xe của anh hạn chế đưa ra lưu thông ở những tuyến đường hay bị CSGT kiểm tra. Những khi đưa vợ con về quê phải "né" khung giờ CSGT làm nhiệm vụ.

"Xe chạy được từ năm 2012 đến nay và chưa từng bị CSGT bắt. Một phần tôi ít đi ra ngoài, chủ yếu chở con đi học và di chuyển trong làng. Địa phương nơi đây nắm cách xa tuyến QL7A nên chỉ khi có việc cần tôi mới dùng xe này chạy ra ngoài. 

Hôm nào chở vợ con về quê cũng phải căn giờ, sợ bị các bác CSGT tuýt là nhọc. Tôi đang có ý định đưa xe đi kiểm định, đường đường chính chính lưu thông trên đường và mô hình này được nhân rộng" - anh Sơn mong mỏi sản phẩm sẽ được công nhận.

Nói về chiếc xe tự chế của anh Sơn, bà Hằng một người dân xã Bài Sơn chỉ biết gật đầu thán phục: "Thằng Sơn cặm cụi làm, ai hỏi nó bảo chế tạo ô tô. Mọi người nhìn rồi nghĩ nó khùng quá, ô tô người ta lắp ráp công nghệ hiện đại rồi từ nước này nước nọ mang về. Đùng cái thằng sửa xe máy đòi chế ô tô. Chỉ đến khi nó đưa chạy thử nghiệm, tiến tiến, lùi lùi, 4 người ngồi trên xe thì mọi người mới tin nó giỏi thật đó".

Diễn châu.trung sĩ trẻ hi sinh giữa thời bình

03:18 |
Trung sĩ Trương Văn Tú, quê ở xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu đã hi sinh khi đang cùng đồng đội đi làm nhiệm vụ xây dựng đường vành đai biên giới ở tỉnh Quảng Nam. Người chiến sĩ tuổi 20 hi sinh khi những ước mơ đang còn dang dở...

Chiều 16/12, trong lúc đi làm nhiệm vụ xây dựng đường vành đai biên giới Việt – Lào, chiếc xe chở 9 quân nhân của Lữ đoàn 83, vùng 3 Hải quân bị lật xuống vực ở Đắk Pre, huyện Nam Giang khiến 5 quân nhân hi sinh. Trong số những chiến sĩ hi sinh khi làm nhiệm vụ, có anh Trương Văn Tú, phụ trách y tá ở xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu.



Anh Tú là con thứ 2 trong gia đình nghèo ở xã Diễn Trường. Bố làm nghề lao động tự do, mẹ sức khỏe yếu. Thời điểm con trai hi sinh, ông Trương Văn Chiến đang đi làm thuê ở Bắc Ninh. Nghe tin con bị nạn nhưng không thể về kịp để bắt xe vào Đà Nẵng, ông Chiến đành phải để em ruột Trương Xuân Hải và con trai Trương Văn Tuấn lúc này đang làm công nhân xây dựng ở Hà Tĩnh bắt xe vào Đà Nẵng làm lễ truy điệu và tiếp nhận thi thể con trai.
Ở quê nhà xã Diễn Trường, vợ chồng ông Chiến – bà Trần Thị Sơn khóc cạn nước mắt vì nỗi đau quá lớn. Năm 2013, sau khi tốt nghiệp THPT, Trương Văn Tú vừa đăng ký đi nghĩa vụ quân sự hải quân vừa ôn thi. Đợt đó, anh thi đậu ngành xây dựng và đồng thời trúng tuyển nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, anh quyết định tạm gác lại ước mơ trở thành kỹ sư xây dựng, xếp bút nghiên lên đường làm nhiệm vụ thiêng liêng.
Là người hiền lành, thông minh, có chí tiến thủ nên sau đợt huấn luyện, chiến sĩ trẻ Trương Văn Tú được cử đi học y tá quân y rồi được phân về Đoàn 885, Lữ đoàn công binh E83 (quân chủng Hải quân) làm nhiệm vụ. Trong quá trình công tác ở lữ đoàn công binh, chiến sĩ Trương Văn Tú luôn nỗ lực phấn đấu học tập, rèn luyện, từng vinh dự được ra quần đảo Trường Sa công tác.
Tháng 8 vừa qua, anh Tú được nghỉ phép, trở về quê nhà, tâm sự cùng bố mẹ và anh trai những dự định và ước mơ. Ngoài mong muốn trở thành một kỹ sư xây dưng, chiến sĩ trẻ cũng hi vọng mình sẽ tiếp tục được cống hiến sức trẻ của mình cho tổ quốc, tiếp tục có mặt trên những công trường xây dựng các công trình chiến lược của quốc gia. Ngày 16/12, anh Tú và các cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn E83 đi làm nhiệm vụ xây dựng đường tuần tra biên giới giáp ranh giữa Việt Nam và nước bạn Lào thì bị lật xe khiến 5 chiến sĩ hi sinh, 4 người khác bị thương.

“Nghe tin con từng bước trưởng thành, được đồng đội, bạn bè yêu thương, tin tưởng, gia đình rất mừng. Chiều tối hôm trước, đang nghỉ ngơi sau giờ làm việc ở Bắc Ninh, tôi rụng rời chân tay khi nghe tin cháu hi sinh. Nỗi đau này quá lớn, làm sao mà vượt qua nổi”, ông Chiến tâm sự. Khi trở về quê xã Diễn Trường, ông Chiến cùng anh em thân hữu lo chuyện hậu sự cho con.

Vào chiều 17/12, Lễ truy điệu được đơn vị tổ chức tại Đà Nẵng. Trong không khí nghẹn ngào, đau thương và bi tráng, đồng đội, người thân của các chiến sĩ hi sinh lần lượt tiễn biệt những chiến sĩ lần cuối trước khi các anh được đưa về quê nhà với gia đình. Tại lễ truy điệu, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc- Chủ tịch Uỷ ban Giao thông Quốc Gia và Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng- Phùng Quang Thanh đã gửi vòng hoa kính viếng. Trước mắt, Bộ quốc phòng, Tư lệnh quân chủng hải quân và Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, mỗi đơn vị hỗ trợ gia đình chiến sỹ hi sinh 50 triệu đồng.
Dự kiến, đến trưa 18/12, thi thể của chiến sĩ Trương Văn Tú sẽ về đến quê nhà. Ngôi nhà nhỏ của gia đình anh Tú lúc nào cũng đông người đến động viên, thăm hỏi. Nghe tin con trai hi sinh, bà Trần Thị Sơn khóc không thành tiếng, ngồi gục trong góc giường. Một số người cầm bức khung ảnh gia đình, nhìn kỹ người đã khuất. Ai cũng xót thương cho chàng thanh niên có ánh mắt hiền, nụ cười dễ mến cùng những ước mơ đang còn dang dở…
Ông Lê Hồng Nghệ, Chủ tịch UBND xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu cho biết, ngay khi nghe thông tin chiến sĩ Tú hi sinh khi làm nhiệm vụ, từ sáng 17/12, các ban, ngành, đoàn thể của địa phương đã có mặt, động viên gia đình vượt qua nỗi đau và giúp đỡ gia đình một số công việc cần thiết. Ông Phạm Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Diễn Châu tâm sự rằng, sự hi sinh của anh Tú là một nỗi mất mát lớn của gia đình, địa phương. Ngày 18/12, khi thi thể của anh Tú về tới quê nhà, lãnh đạo huyện cùng các ban, ngành đoàn thể của huyện cũng sẽ có mặt để tiễn đưa anh trở về đất mẹ.

Nghệ thuật ngụy trang siêu đẳng của người lính

02:16 |
(An Ninh Quốc Phòng) - Những hình ảnh dưới đây có thể giải thích tại sao kỹ thuật ngụy trang quân sự lại quan trọng đến vậy. Nó có thể giúp các binh sĩ gần như tàng hình.


Ngụy trang là phương pháp thay đổi ngoại hình của một vật thể để nó trở nên lẫn vào môi trường xung quanh khi được quan sát từ bên ngoài. Trong quân sự, ngụy trang là một chiến thuật.


Có 2 yếu tố làm nên nghệ thuật ngụy trang là màu sắc và hình mẫu. Những nguyên liệu như màu ngụy trang hay quần áo ngụy trang phải có màu sắc giống với màu sắc của không gian xung quanh.


Màu sắc quần áo ngụy trang trong rừng là màu xanh lá cây và nâu để trùng với màu của lá cây hoặc bùn đất.


Còn ở khu vực băng giá, có tuyết phủ, màu sắc của ngụy trang thường là màu trắng và xám.


Các bộ quần áo ngụy trang thường chứa nhiều dải màu khác nhau để phá vỡ khả năng quan sát của đối phương.


Với nhiều dải màu trên người, đối phương sẽ dễ dàng nhầm lẫn giữa trang phục của những người lính và môi trường xung quanh hơn.



Một lý do nữa chính là để che dấu các đường nét của cơ thể, khiến cho các đường nét này lẫn với các dải màu trên trang phục.


Khi mắt người nhìn vào những dải màu đó, não bộ của chúng ta sẽ tự kết nối những phần, những đường nét của cơ thể và dải màu quần áo với môi trường xung quanh.


Hiệu ứng này khiến chúng ta khó lòng nhận biết được vật thể dưới lớp ngụy trang.


Kỹ thuật ngụy trang giúp binh sĩ gần như “tàng hình” trong mắt của đối phương khi chiến đấu.
(Theo Tri Thức)

Thanh Chương: Cận cảnh Cha tự chế ô tô chở con đi học

00:36 |
Một người cha ở Nghệ An đã bỏ thời gian tự chế ô tô để có phương tiện che mưa, che nắng chở con đi học.

Cách đây chưa lâu, dư luận xôn xao trước câu chuyện chế xe bọc thép cho Campuchia của ông Trần Quốc Hải, người nông dan ngụ xã Suối Dây, huyện Tân Châu, Tây Ninh. Nhờ sửa chữa và chế tạo xe bọc thép thành công tại Campuchia, cha con Trần Quốc Hải được biệt đãi như chế độ của đại tướng quân thật sự. Thậm chí, chính phủ Campuchia đã cấp cho gia đình ông một biệt thự, một xe hơi trong những ngày lưu lại nước bạn.

Mới đây, dân mạng lại bất ngờ khi đọc chia sẻ của bạn Nguyen Thanh Trung về người cha ở Thị trấn Dùng - Thanh Chương - Nghệ An tự chế ô tô chở con đi học.

“Chỉ muốn có chiếc xe để che mưa, che nắng cho con đi học và nó đã được ra đời với tình thương, sự sáng tạo và tâm huyết của người cha”. Kèm theo status này, Nguyen Thanh Trung đăng chùm ảnh về ô tô tự chế chở con đi học ở Nghệ An.
Bạn Trung chia sẻ về người cha tự chế ô tô chở con đi học ở Nghệ An.
 Tuy xe trông khá giống ô tô Ladalat Citroen đời cổ song những gì người cha này làm được khiến nhiều người ngưỡng mộ





Cận cảnh ô tô tự chế ở Nghệ An.
Bạn Tùng Sociu, thành viên mạng xã hội Vitalk, bình luận: “Em phải cho bác này 10 điểm mất, dù còn thô sơ nhưng sự sáng tạo của bác ấy còn trên cả tuyệt vời. Trong khi các đại gia đang bắt tay, bàn bạc cùng nhau sản xuất ô tô thì 1 người dân bình thường cũng đã tự chế được ô tô của riêng mình. Em nhớ không nhầm thì ở Việt Nam có rngười cũng đã tự chế được ô tô. Còn các nhà khoa học, các nhà chính sách thì vẫn đang nghiên cứu...".
Theo Một Thế Giới

Về làng buôn chó lớn nhất xứ Thanh

08:46 |
Chó được thu mua từ khắp nơi rồi tập kết về làng. Từ đây, chó được chuyển ra các tỉnh phía Bắc để tiêu thụ. Mỗi ngày, làng Sơn Đông xuất ra thị trường hàng tấn chó thịt. Vì thế, nơi đây được mệnh danh là “thủ phủ” của nghề buôn chó ở xứ Thanh.

Chiều đến, làng Sơn Đông (Thành Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa) tấp nập hơn hẳn khi có nhiều xe ra vào. Hàng chục chiếc xe máy đứng dàn hàng ngay đầu đường vào thôn bên những điểm tập kết chó, phía sau là những chiếc lồng sắt bên trong nhốt đầy chó. Ngoài đường liên xã từ QL 1A vào làng Sơn Đông có 4 đến 5 chiếc xe ô tô đứng xếp hàng chờ bốc chó lên xe đưa ra các tỉnh phía Bắc và sang Trung Quốc tiêu thụ.
Làng Sơn Đông – nơi được mệnh danh là “thủ phủ” của nghề buôn chó
Vừa đứng chờ nhập chó vào trại tập kết, anh Trần Văn Đức (40 tuổi) làm nghề đi thu mua chó gần chục năm nay chia sẻ: “Giờ làm ăn khó khăn nên ít hàng (chó), làng còn lại ít người theo nghề đi buôn. Chú mà về đây chừng 5 năm trước vào thời gian này thì ở đây nhộn nhịp chẳng khác gì phố. Giờ người ta bỏ nghề gần hết rồi!”.
Người dân trong làng Sơn Đông xưa vốn chỉ quen với đồng ruộng, nhưng vào khoảng những năm đầu thế kỷ 20, trong làng có một vài người đi buôn chó kiếm được lợi. Từ đó, người làng kéo nhau đi buôn chó kiếm lời.
Anh Đức cho biết thêm, thời “hoàng kim” nghề buôn chó của làng Sơn Đông là vào khoảng những năm 2004 đến 2010. Lúc đó, nghề buôn chó nở rộ nhất, làng cũng có nhiều người đi buôn chó nhất. Nghề buôn chó cũng đã đem lại cho người dân làng Sơn Đông nhiều đổi thay. Nhiều gia đình giàu lên từ nghề buôn chó, sắm được xe ô tô, xây nhà cao cửa rộng....

hàng trăm con chó được thu mua từ khắp nơi về nhốt chung vào một trang trại tập kết.
sau khi thu mua về, chó được nhốt vào từng lồng sắt. 
“Lúc đó, do ở trong Nam chưa tiêu thụ thịt chó nên một số người làng đã mở đường vào Nam thu mua chó. Sau đó đưa ra các tỉnh miền Bắc tiêu thụ. Lúc đó, giá chó thịt trong Nam rất rẻ, khi đưa về bán lại được giá rất cao nên lợi nhuận nhiều” – anh Đức cho hay.
Khi nguồn hàng ở miền Nam dần khan hiếm, có được đồng vốn trong tay, nhiều chủ buôn chó ở làng Sơn Đông lại tiếp tục “vươn tay” sang Lào và Thái Lan. Mua được nhiều chó, nhiều chủ buôn ở Sơn Đông còn lập cả những điểm tập kết chó “đại diện” ở trong miền Nam, bên Lào và Thái Lan để gom hàng. Khi được lượng lớn mới chuyển ra quê.
Ông Phan Duy Tấn – Chủ tịch UBND xã Thành Lộc chia sẻ: “Vào thời điểm nghề buôn chó làm ăn được, cả xã có hơn 40 hộ làm nghề kinh doanh chó. Để đảm bào an ninh cũng như môi trường, xã phải cho xây dựng cả một khu đất riêng để các hộ tập trung làm nghề vào một nơi”.
Từ năm 2010 đến nay, do Thái Lan và Lào nghiêm cấm việc xuất khẩu động vật sống, nguồn chó thịt trong miền Nam khan hiếm nên nghề buôn chó của làng Sơn Đông chững lại. Tuy nhiên, đây vẫn là nghề chính và cho thu nhập cao đối với nhiều hộ gia đình ở đây.
Hiện nay, làng Sơn Đông còn lại hơn chục hộ làm nghề kinh doanh, buôn bán chó với khoảng 20 – 30 lao động đang làm việc. Ngoài ra còn có một lực lượng lớn những người chuyên đi thu mua chó dạo ở khắp nơi đổ về đây.

Kiểm lại chó trong các lồng sắt trước khi xuất hàng
vận chuyển chó từ trang trại ra xe đưa đi tiêu thụ
Tại “đại bản doanh” đang tập kết hàng trăm con chó của gia đình anh N.V.T, làng Sơn Đông, gần chục nhân công đang làm việc. Chó được nhập về, sau đó chủ trại sẽ cân lên để phân loại. Mỗi loại chó có giá thịt khác nhau (giá bán lẻ tại trại bình quân từ 80 – 100 nghìn/kg hơi).
Chó nhập vào chuồng sẽ được tắm rửa sạch sẽ, cho ăn ít nhất 3 lần/ngày để không bị sút cân. Tại trại tập kết chó này lúc nào cũng nghe những tiếng chó sửa và tiếng chó cắn lẫn nhau.
Anh T bảo: “Khi mua về mình phải phân loại để dễ chăm sóc và khi xuất hàng cũng tiện lợi hơn. Chó cỏ (chó quê) thì giá cao hơn chó lai hay chó Lào và chó Thái Lan vì thịt ngon và thơm hơn, không có nhiều mỡ”.
Ở làng Sơn Đông, vì buôn bán chó nên người dân cũng có cái “kiêng kỵ”, đó là không ăn thịt chó. Anh T chia sẻ: “Làm nghề này, biết là con chó sẽ bị hóa kiếp nên chúng tôi kiêng ăn thịt nó. Cũng không phải gì lớn nhưng mình nghĩ làm nghề thì kiêng cho lành”.
Chính vì thế khắp làng Sơn Đông không có một quán thịt chó nào. Kể cả khi không may có con chó nào bị chết, các chủ nghề buôn cũng không làm ăn thịt ăn.

ô tô đậu bên đường chờ bốc chó từ làng Sơn Đông để chuyển ra Hà Nội tiêu thụ
Chúng tôi rời Sơn Đông khi trời đã nhá nhem tối. Hai bên đường, những chiếc lồng sắt chứa hàng chục con chó được bốc vội lên thùng ô tô để kịp chuyển hàng đi.

Nghề buôn chó đã đem lại cho làng Sơn Đông nhiều đổi thay. Tuy nhiên, cũng từ cái nghề “không giống ai” này mà hiện nay làng buôn chó Sơn Đông đang phải đối mặt với những hậu quả của nghề.
Từ việc đi buôn chó xuyên quốc gia, nhiều thanh niên trai tráng trong làng đã mắc vào ma túy. Khi nghề buôn không còn hưng thịnh, kiếm tiền khó khăn, nhiều người đi trộm cướp tài sản, và cả đi ăn trộm chó… Theo thống kê chưa đầy đủ của chính quyền xã Thành Lộc, hiện nay trong xã có hơn 100 người nghiện ma túy, trong đó chủ yếu là ở làng Sơn Đông.
Theo Phương Sơn (Dân Việt)

Clip sex được cho là của nhà sư ở Nha Trang dậy sóng dư luận

20:00 |
Một video clip sex được cho là của nhà sư Thích Chúc Minh (chùa Từ Tôn, Nha Trang) được lan truyền trên mạng internet đang gây bức xúc cộng đồng.

Được biết những hình ảnh nam nữ không áo quần và clip của đôi nam nữ này đã được lan truyền với tốc độ chóng mặt.
Nội dung của các bức ảnh và clip được người đưa lên ghi rõ là hành vi hoang dâm của vị sư tên Thích Chúc Minh (chùa Từ Tôn, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa)
Những người vào xem đều cho rằng không thể tin nổi, bàng hoàng với hành vi của một người mặc áo tu hành. Một vị xuất gia theo đạo Phật sao lại có thể có những hành vi thú tính như vậy?
Nóng mặt với các bức hình được cho của một sư thầy ở Nha Trang (Ảnh chụp màn hình)
Trên thông tin từ Báo điện tử Khánh Hòa về vấn đề này cũng có đoạn: Chùa Từ Tôn – Hòn Đỏ ở Nha Trang do những hoạt động “không giống ai” của người trụ trì Thích Chúc Minh thời gian qua trở nên rất nổi tiếng.
Nổi tiếng bởi Hòn Đỏ là thắng cảnh cấp Quốc gia; tỉnh Khánh Hòa đã đồng ý giao quyền sử dụng đất 900m2 cho chùa nhưng người trụ trì không nhận, liên tục xây dựng trái phép ra ngoài khuôn viên được giao; nổi tiếng bởi những đại lễ cầu siêu, nhiều vị cán bộ đã nghỉ hưu do không có thông tin, lặn lội về dự…
Tháng 5/2011, sau bao nhiêu lần khất lần, thoái thác, ông Hồ Nguyễn Xuân Linh (pháp danh Thích Chúc Minh) đã thay mặt chùa Từ Tôn nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 900m2 được UBND tỉnh Khánh Hòa cấp ở Hòn Đỏ (phường Vĩnh Thọ, TP. Nha Trang).
Khi thực hiện việc trùng tu tôn tạo, chùa cam kết không xây dựng thêm các hạng mục mới khi chưa có sự đồng ý của cơ quan chức năng. Thế nhưng suốt thời gian qua, những người sống ở chùa Từ Tôn liên tục có hành vi xâm hại danh thắng Hòn Đỏ.
Trích đoạn bài viết trên báo Khánh Hoà - ảnh chụp màn hình
Bạn Nguyễn Minh Hiếu (quận 6, TP.HCM) sau khi xem xong đã thốt lên: “Phật giáo sao lại có những ông thầy như thế này? Chuyện như vậy mà có thể làm được sao? Cần phải xác minh đoạn clip và hình ảnh và xử lý nghiêm”.
Còn thầy Thích Minh Trí - Trụ trì chùa Phúc Lâm (Biên Hòa, Đồng Nai) trao đổi về việc người tu mà quan hệ tình dục thì mắc tội gì, cho rằng: “Nếu ai là người xuất gia mà làm điều này là đã phạm 1 trong 4 trọng giới của Ba La Di. Phạm giới này cũng có thể ví như hạt đậu mang đi luộc, không thể sống lại được.
Chính vì thế, người phạm trọng giới này giống như cây bị đứt ngọn không thể sống trở lại. Người tu cũng vậy, phạm trọng giới Ba La Di thì không còn giới thể tỳ kheo nữa mà phải hoàn tục, không được sống chung với Tăng đoàn nữa”.

Chùm ảnh thiếu nữ xứ Nghệ tạo dáng tuyệt đẹp ở cánh đồng hoa hướng dương gây sốt

17:24 |
Trong thời gian qua, cánh đồng hoa hướng dương ở Nghĩa Đàn là tâm điểm của giới trẻ xứ Nghệ.
Chỉ khoảng 1 tuần nữa thì cánh đồng hoa hướng dương ở xã Nghi Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An sẽ không còn. Vì lẽ đó, những ngày qua cánh đồng hoa hướng dương đã thu hút một lượng lớn khách du lịch tới để chiêm ngưỡng, chụp ảnh. Đây được coi là một biểu tượng mới trên vùng đất đỏ bazan ở xứ Nghệ. Và trong số đó, có không ít thiếu nữ xinh đẹp, họ có nhiều cách tạo dáng rất độc đáo để nổi bật giữa cánh đồng hoa. Những hình ảnh nhanh chóng được lan tỏa trên mạng xã hội gây nhiều tranh cãi trái chiều.
Mời các bạn cùng xem chùm ảnh:











Để có những bức ảnh đẹp, các nhiếp ảnh gia đã đầu tư hẳn máy xúc để tác nghiệp.

Tin vịt:Tài trần bắt được con cá hô 15kg gây xôn xao dư luận

08:13 |

Tin vit: Chuyện một chàng trai cần thơ chính gốc bắt được một con cá hô khổng lồ nặng đến 15kg trên sông cần thơ hôm 21/11 vừa qua gây xôn xao dư luận. Sau “chiến công” đánh bắt này, ngư dân Trần Minh tài (26 tuổi, ngụ cần thơ) được tung hô như một “người hùng” hay kẻ may mắn hiếm thấy.



Câu chuyện gợi tính hiếu kỳ này lẽ ra có thể kết thúc một cách tốt đẹp như chuyện rắn hổ chúa “khủng” ở Đồng Tháp, nếu anh Tài cũng giao lại cho chính quyền hay thả con cá quý hiếm thuộc Sách đỏ này về môi trường thiên nhiên. Thế như anh ngư dân này đã tỉnh bơ bán cá, và còn được một số tờ báo khai thác “hậu trường” chuyện bán cá khá lâm ly bi đát.
Điều mà tác giả các tin bài tung hô kể trên quên bẵng đi là cá hô (tên khoa học catlocarpio siamensis) là loài động vật thuộc Sách đỏ, và hành vi đánh bắt và bán thịt như anh Tài là phạm pháp. Ở Vàm Nao, nhánh sông nối liền sông Tiền và sông Hậu, nơi ngày trước thường xuất hiện cá hô (và giờ hầu như không còn), chính quyền địa phương đã cấm ngư dân bủa lưới loại bắt được loài cá này. Bộ luật hình sự có quy định cụ thể các mức hình phạt cho hành vi này.
Điều cũng khá lạ lùng là chính quyền địa phương cũng chẳng có ý kiến hay hành động gì cả. Những điều đó nói lên việc là dường như chuyện bảo vệ môi trường ở ta vẫn còn bị xem nhẹ thì phải. Chính vì vậy mà Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã (WWF) vẫn xếp Việt Nam vào hàng những quốc gia bảo vệ động vật hoang dã kém nhất thế giới.
Người ta có thể viện đến cái nghèo trong chuyện này. Thế nhưng không phải vì nghèo mà người ta có quyền phạm pháp. Cũng chính vì lý do kinh tế này mà rừng, biển, sông, hồ Việt Nam ngày càng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

Đến như “rừng vàng biển bạc” như nước ta tự hào mà còn cạn hết sản vật, đến nỗi ngư dân của ta không ít người phải sang ngư trường nước bạn đánh bắt trộm, rồi bị bắt, bị phạt tù ở xứ người.
WWF từng khuyến cáo về việc giết hại động vật hoang dã của nước ta là để phục vụ cho những nhu cầu hết sức phi lý, như nuôi làm cảnh, ăn thịt hay bán ra nước ngoài. Và quả thật, hiện nay việc đánh bắt và giết thịt các loài vật như cá hô gần như công khai.
Việc kinh doanh buôn bán và chế biến thành món ăn được ca tụng trên các mặt báo như là những thú vui “ẩm thực”. Các nhà hàng kinh doanh các loại “đặc sản” này vẫn ung dung tồn tại và chưa thấy bị xử phạt một cách nghiêm khắc theo luật định.
Chả trách vì sao mà cá hô và nhiều loài động vật khác lại lần lượt đi vào sách đỏ và đi xa hơn nữa, tuyệt chủng!



Bốn chiếc lá “bùa yêu” chấn động phiên tòa bé gái 16 si tình ông 67?

00:10 |
Thiếu nữ 16 tuổi tự nguyện “thế thân” mẹ dâng hiến cho ông lão hàng xóm đến mức có thai. Tận khi đứng trước tòa, cô gái cũng không hiểu "lý lẽ của con tim", chỉ một mực cho rằng tại 4 chiếc lá nhận từ tay bị cáo, khiến tim mình cứ luôn rạo rực, thèm muốn...

-Chuyện 'Khiếp đảm cả đời khi đi Đại Nam' gây xôn xao

Mây cho rằng đã được ông lão đưa cho 4 chiếc lá lạ
Mẹ từ chối tình già, con gái “thế thân

Đó là câu chuyện buồn, có nhiều tình tiết bi hài và bí ẩn của cả bị cáo lẫn bị hại.

Thủ phạm gây ra vụ án là Kê Thanh Lan (67 tuổi, ngụ xã Hồng Quảng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) và người bị hại Hồ Thị Mây, hàng xóm của thủ phạm.

Thủ phạm khai, nguồn cơn bắt đầu từ những buổi chiều hoàng hôn núi rừng khiến hồn người dễ rơi vào một nỗi buồn chơi vơi. Đối với ông Lan, nỗi buồn đó càng u hoài kể từ ngày người vợ chết, để ông ở lại một mình lẻ bóng. Vậy là ông đâm ra tơ tưởng chị hàng xóm nhà đối diện chỉ cách một con đường nhỏ. Chị sống đơn thân cùng mấy đứa con. 

Ông Lan năng qua lại chuyện trò với “người trong mộng”. Một bữa ông mạnh dạn đề nghị chị hàng xóm dọn đến cùng ở chung với ông. Ông có lương hưu sẽ đảm bảo được cuộc sống cho cả mấy mẹ con. Chưng hửng trước cái lắc đầu của chị hàng xóm, ông Lan lầm lũi trở về. 

Mấy hôm sau đó, ông Lan đang luộc trứng thì thấy cô con gái 16 tuổi của chị hàng xóm, lấp ló bên nhà. Ông vẫy tay rối rít, rủ qua nhà ăn trứng. Cô bé nghe theo. Không biết có phải vì thương tình người đàn ông bị mẹ của mình từ chối tình cảm nên cô gái buột miệng: “Mẹ em không thích thì em thích”. 

Được lời như cởi tấm lòng, người đàn ông tuy đã ở mép tuổi 70 lại cảm thấy trẻ ra vô số tuổi. Lão dắt tay cô bé xuống gian bếp, nơi có chiếc chiếu đã trải sẵn… 

Sau “lần đầu” đó, cặp đôi này còn thực hiện nhiều lần “yêu đương” khác. Khi mẹ cô bé phát hiện bụng con to ra, hoảng hốt sợ con mắc bệnh hiểm nghèo, chị vội vã đưa Mây đến bệnh viện. Người mẹ không tin vào tai mình khi nghe bác sỹ thông báo Mây đang mang thai tháng thứ 5. Tra hỏi con, người phụ nữ đơn thân té ngửa trước sự thật oái oăm, tác giả cái bào thai trong bụng con là lão hàng xóm mà mình đã từng từ chối. 

Lời khai bất thường

Cái thai đã quá lớn, không biết làm sao, hai mẹ con ngậm ngùi chờ đợi đứa trẻ ra đời. Người mẹ càng đau khổ hơn khi nghi phạm chối bỏ trách nhiệm. Cái thai lớn dần lên và lúc con gái chị sinh nở nuôi con, ông Lan cũng không quan tâm hay làm nghĩa vụ cấp dưỡng cho đứa bé. 

Người mẹ làm đơn tố cáo. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện A Lưới đã ra Quyết định trưng cầu giám định ADN tại Phân viện Khoa học hình sự Bộ Công an tại TP. Đà Nẵng. Kết luận giám định cho hay: Đứa bé do bị hại sinh ra là con đẻ của Mây và Kê Thanh Lan với xác suất 99,9999%.

Trước tòa, bị cáo và bị hại (có mẹ làm giám hộ) đã ‘thuật” lại quá trình “yêu đương”. Bị hại kể đã cùng bị cáo “yêu nhiều lần lắm, không nhớ hết. Lúc ngoài suối, lúc trên rẫy, khi trong chái bếp nhà ông Lan”. Tuy nhiên, bị cáo chỉ thừa nhận quan hệ bốn lần với bị hại. 

Tòa hỏi: “Bị cáo suy nghĩ như thế nào mà lại nhiều lần giao cấu với bị hại là người chưa thành niên, vi phạm pháp luật?”. Người đàn ông “thất thập” càng già sọm đi khi đứng trước vành móng ngựa lúng túng giải thích, ông không hề biết điều đó là vi phạm pháp luật: “Hai bên tự nguyện chứ tui có ép buộc gì đâu”. 

Bí ẩn “bùa yêu”

Phiên tòa nóng lên khi đến phần lời khai của cô gái. Mây khai, sau lần đầu hai người “quan hệ”, ông Lan đưa cho cô bốn chiếc lá gì đó cô không rõ. “Không biết vì sao, sau khi nhận lá, tui thấy nhớ ổng vô cùng, có gì đó cứ thúc đẩy, nóng trong lòng như lửa đốt, nên mới phải nhiều lần tự tìm đến ổng chủ động đòi “yêu đương”. Có như thế thì tôi mới bớt rạo rực trong người”, bị hại khai.

Khán phòng ồ lên. Nhiều người dự phiên tòa xì xào đặt câu hỏi nghi vấn, hay mấy chiếc lá bị cáo đưa cho bị hại là “bùa yêu”? Không lý gì cô gái trẻ măng như vậy lại bỗng dưng đem lòng si mê nhớ nhung một ông lão?

Tòa yêu cầu bị cáo giải thích. Ông này tỏ vẻ lúng túng, rồi nói “tui cũng không biết mấy chiếc lá đó là lá gì, chỉ biết của vợ để lại”.  Tòa truy, của vợ, cớ gì bị cáo lại đưa cho Mây? Ông lão “lu loa”, bị cáo nói rồi, bị cáo không rủ rê, dụ dỗ mà chính Mây mới là người chủ động. 
 Núi rừng A Lưới còn nhiều điều bí ẩn
Chuyển sang bị hại, cô vẫn quả quyết rất nhiều lần ăn nằm với ông lão chứ không phải chỉ bốn lần như bị cao khai. Mây cũng thừa nhận có những lúc cô chủ động “tui không hiểu nổi tui”. Tuy nhiên, nhiều lần ông Lan làm ám hiệu rủ rê cô. 

Hai nhà chỉ cách nhau một con đường nhỏ. Giữa ông Lan và Mây có quy định, khi nào ông Lan ở nhà một mình, ông sẽ dùng chiếc chổi có cán dài hất về bên tay phải. Cô nhìn thấy ám hiệu an toàn, sẽ sang. Hai người tình tự trong chái bếp. Khi nào ông dùng chổi hất về bên tay trái, tức lúc đó nhà ông có con cháu ở nhà, là tình huống “nguy hiểm” không thể gặp gỡ, thực hiện “yêu đương”.

Tòa nhận định, hậu quả của hành vi bị cáo gây ra là rất nghiêm trọng, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của con người, xâm phạm đến quyền của trẻ em được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên tòa cũng xem xét áp dụng cho bị cáo những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo qy định của pháp luật, tuyên phạt bị cáo Lan 36 tháng tù giam. Công nhận sự thỏa thuận của bị cáo và bị hại là hàng tháng Lan nộp tiền cấp dưỡng nuôi con 500 nghìn đồng. Thời gian tính từ tháng 9/2014 cho đến khi cháu bé đủ 18 tuổi.

Phiên tòa kết thúc. Bị cáo đang được tại ngoại và bị hại, kẻ trước người sau lầm lũi ra về. Còn lại bí ẩn “bùa yêu” của ông lão Cơ Tu 67 tuổi. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, làm gì có bùa yêu, chẳng qua một già lệch lạc và một người chưa thành niên còn hạn chế trong suy nghĩ nhận thức, không được giáo dục giới tính, nên mới xảy ra câu chuyện buồn./.
 
Tác giả bài viết: Lê Hà
Nguồn tin: Báo Pháp Luật Việt Nam

Chuyện 'Khiếp đảm cả đời khi đi Đại Nam' gây xôn xao

04:12 |
“Khiếp đảm cả đời khi đi Đại Nam” – chủ đề của Pé Tít 88, thành viên mạng xã hội Vitalk, khiến dân mạng sôi sục kèm theo những ý kiến trái chiều.

“Kinh khủng”, “Tồi tàn ngoài sức tưởng tượng”, “khiếp đảm cả đời”… là những từ ngữ nặng nề mà Pé Tít 88 mô tả về khu du lịch Đại nam sau chuyến đi ngày hôm qua.
Nội dung chuyện Khiếp đảm cả đời khi đi Đại Nam của Pé Tít 88 như sau:
May mắn mà hôm nay về đến nhà rồi, để bây giờ có cơ hội ngồi máy tính để đánh giá về chuyến đi Đại Nam nhớ đời. Không có từ nào diễn tả hết được cảm giác sau khi đi về đó là hai từ "kinh khủng".
Nghe báo đài đưa tin rầm rộ, nghe mọi người hô hào nhau đi thăm quan kẻo đóng cửa mất mà chưa được đi thăm. Không phải là mình ham hố miễn phí gì đâu, chỉ là thấy quảng báo nghe hay lắm nên đi. Mình với cậu em trai xuất phát ở nhà là từ cầu Sài Gòn, quận 2. Lúc 7 giờ, ban đầu đi nhanh lắm, ước tính trên Google map là khoảng 1 giờ 15 phút tới nơi.
Nhưng đâu ai ngờ, cách khu du lịch Đại Nam 9 km nữa, trên Đại lộ 13, người người, đoàn đoàn đổ về, đường tắc nghẽn, trời nắng càng ngày càng gay gắt. Khói xe máy, xe ô tô, xe buýt chen chân nhau nhích từng chút. Chưa bao giờ mình lại nằm trong cảnh ngộ, kẹt đường suốt 3 tiếng đồng hồ, giữa cái trời nắng nóng. Nhiều lúc phải nhảy xuống đi bộ để tránh nắng nhưng vỉa hè cũng bị chiếm chỗ, không thể chen chân. Trẻ con nắng quá chịu không nổi thì khóc lóc.
Thậm chí, một chị đi trước mình không hiểu sao mà bị xỉu nữa, được một số người đi bộ dìu vào nhà dân nghỉ chân.
Nhiều ngừời không trụ nổi nên rủ nhau lên lề đường ngồi, vào quán nước chờ dòng người đi đi để tìm đường quay về. Thực sự là lúc đó mình cũng ước giá như mà biến được thì ấn nút biến cho về nhà rồi, không ham hố nữa. Nhưng cậu em trai thì bảo không có đường về vì quá đông. Thế là cố gắng 11 giờ kém 15 mình cũng đến được trước cổng.
Thà như vất vả đến nhưng đến nơi nó đẹp, hấp dẫn thì cũng bõ công đi, đằng này nó tồi tàn ngoài sức tưởng tượng. Từ đầu cổng, người người dắt nhau đi như trẩy hội, 2 bên đường top thì ngồi, top thì đứng, top thì nằm, ăn uống vứt rác bừa bãi, tất cả ngập trong rác.
Rác nhập khu du lịch Đại Nam.
Đi bộ từ cổng vào bên trong để bắt đầu tham quan cũng mất khoảng 15-20 phút, vào đến nơi khoảng 11 giờ 30, mệt mỏi nên đành phải ăn trưa để lấy sức. Sau đó lại đi bộ 10 m để chơi các trò chơi, đi 200m để ra vườn thú, 600m để ra biển. Các trò cũng không có gì hấp dẫn, ma quỷ cũng bình thường, không sợ lắm.
Nói chung là ở đây được cái là quá rộng nên tha hồ mà đi bộ, đi vào rồi có khi còn không biết đường ra. Nói về các trò chơi miễn phí thì mình không rõ lắm, nhưng có vẻ là vì miễn phí nên họ chỉ cho mượn trang thiết bị sẵn, người chơi sẽ dùng sức. Với trò xe điện, mình thấy các bà mẹ cho con lên ngồi rồi đẩy thế này đây.

Các bà mẹ đẩy con trên xe điện.
Sau cùng mới thấy là:
Chưa đi chưa biết Đại Nam
Đi rồi mới biết ở nhà sướng hơn.
Thua xa Đầm Sen, Suối Tiên, thậm chí là Thảo Cẩm Viên nữa.
Dân mạng đưa ra ý kiến trái chiều sau khi đọc bài của bạn Pé Tít 88. Trong đó, phần lớn không đồng tình với nhận định trên và cho rằng hầu hết điều mà Pé Tít 88 chê khu du lịch Đại Nam là do ý thức của du khách kém.
Bạn Fiona Pham viết: “Lúc trước mỗi năm mình đưa con gái đi Đại Nam từ 2 đến 3 lần, nhưng mình đã thất vọng với cách phục vụ của nhân viên. Giờ thì chẳng muốn đi nữa”.
Đại Nam bình thường xanh, sạch, đẹp, nhân viên cũng tốt. Những ngày miễn phí này lượng người quá đông, nhân viên ít nên không thể kiểm soát là điều hiển nhiên”, bạn Thu Le Ha phản bác lại Pé Tít 88 và Fiona Pham.

Bạn Cát Nguyệt chỉ trích Pé Tít 88: “Bạn viết bài này bằng tay, nói bằng miệng và làm ơn suy nghĩ bằng não chút nha. Rác là do một số các bạn đi du lịch như bạn sử dụng rồi vứt ra đấy thôi. Đông đúc chen lấn là do bình thường không đi, đến khi miễn phí thì ùn ùn kéo đi như bạn đấy thôi”.

Đây hoàn toàn là do ý thức của du khách thôi. Mình thấy khu du lịch và nhân viên của khu du lịch người ta cũng đã cố gắng hết sức rồi. Những việc bạn kể trên chẳng qua cũng là do ý thức của chính mỗi thành viên du khách mà ra. Nếu mỗi người đều có ý thức tốt một chút thì cả cộng đồng và xã hội sẽ tốt đẹp hơn lên rất nhiều. Vì vậy, trước khi bạn phê phán thế này thế kia thì chính bản thân bạn hãy có ý thức thật tốt đi đã, rồi đến những người xung quanh bạn hãy có ý thức tốt lên”, bạn Hoàng vn chia sẻ.