Án xưa:Chuyện tình Mị Châu - Trọng Thủy, Bi kịch tình yêu hay là một âm mưu cướp nước?

21:24 |


"Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim nhầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu".
(Tố Hữu - Tâm sự)
An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy là truyền thuyết đẹp của người xưa với chủ đề dựng nước và giữ nước, để lại cho đời sau bài học cảnh giác chính trị sâu sắc và thấm thía. Nhưng có phải câu chuyện chỉ chứa đựng một tấn bi kịch là mất nước hay không?
Thời vua An Dương Vương, dân chúng xây thành Cổ Loa ngăn chặn giặc phương Bắc. Xây mãi không xong, nhà vua bèn lập đàn cầu tế. Trong lúc đó, một vị thần hiện ra dưới bóng con rùa vàng - gọi là thần Kim Quy - và dạy nhà vua cách xây thành. Thành xây xong, thần Kim Quy còn tặng nhà vua chiếc nỏ thần để bắn địch.
Giặc phương Bắc lại ùn ùn kéo quân xâm chiếm nước ta, nhưng lần nào cũng rước lấy thảm bại. Tướng giặc là Triệu Đà vô cùng tức giận. Hắn bèn nghĩ ra một kế: Xin giao hòa với nước ta rồi sai con trai là Trọng Thủy sang cầu hôn với con gái vua An Dương Vương tên là Mị Châu. Thâm ý của Triệu Đà là sẽ dùng con trai mình làm mật thám trong việc đánh chiếm nước ta.
Ngay tình, vua An Dương Vương chấp thuận điều nghị hòa và bằng lòng nhận lời cầu hôn của Trọng Thủy.
Trong lúc hàn huyên, Triệu Đà cố tình dò hỏi, Mị Châu kể lại cho chồng nghe chuyện xây thành Cổ -Loa và chiếc nỏ thần. Một hôm, nhân lúc Mị Châu sơ ý, Trọng Thủy lấy trộm chiếc nỏ thần và thay một chiếc giả vào đó, rồi xin phép vua An Dương Vương về thăm cha mẹ.
Lúc ra đi, Trọng Thủy căn dặn vợ:
- Trong lúc ta vắng nhà, nếu có chiến tranh nàng hãy mặc áo lông ngỗng vào. Khi chạy giặc, nàng đừng quên rắc lông ngỗng xuống đường. Ta sẽ theo vết lông ngỗng đi tìm nàng.
Về tới nhà, Trọng Thủy liền giao chiếc nỏ thần cho cha. Nắm được chiếc nỏ thần trong tay, Triệu Đà lập tức kéo quân sang đánh nước ta. Thấy giặc kéo đến, An Dương Vương không tỏ vẻ sợ hãi, bình tĩnh lấy nỏ thần ra bắn. Nhưng lạ thay, đoàn giặc vẫn ào ào xông tới trước các mũi tên bắn ra. Nỏ thần đã trở thành vô hiệu. Hoảng sợ, nhà vua bèn ôm Mị Châu lên sau yên ngựa chạy trốn về hướng Nam. Mị Châu ngồi sau yên ngựa, rứt lông ngỗng rắc xuống đường. Nhà vua chạy đến đâu, giặc theo vết lông ngỗng rượt theo đến đó.
Đến núi Mộ Dạ cụt đường, nhà vua định tự tử thì thần Kim Quy hiện lên bảo:
- Tâu bệ hạ, giặc ngồi ngay sau lưng nhà vua đấy!
An Dương Vương quay lại, thấy Mị Châu, hiểu ra sự việc, bèn tức giận rút gươm chém chết con gái. Sau đó, nhà vua phi ngựa nhảy xuống biển tự tử.

Theo dấu lông ngỗng, Trọng Thủy tới được chân núi Mộ Dạ thì thấy Mị Châu chỉ còn là một xác không hồn.
Quá hối hận về việc mình đã làm, Trọng Thủy ôm xác vợ khóc nức nở, rồi gieo mình xuống một giếng gần đó.
Hiện nay gần thành Cổ Loa, giếng đó vẫn còn. Khách bộ hành đi qua dừng chân nhìn xuống đáy giếng nước trong veo, không khỏi bùi ngùi nhớ lại câu chuyện thương tâm của cặp vợ chồng Mị Châu - Trọng Thủy.
Đằng sau câu chuyện tình yêu của Mị Châu - Trọng Thủy là cả một âm mưu về chính trị thâm hiểm của Triệu Đà và không ai khác kẻ trực tiếp thực hiện âm mưu đó lại chính là Trọng Thủy. Ngay từ khi bước chân vào Loa Thành y đã lộ nguyên hình là tên nội gián thâm độc, y luôn đặt nhiệm vụ gián điệp lên hàng đầu. Bỉ ổi hơn, y lợi dụng luôn cả người vợ ngây thơ để thực hiện gian kế. Xét về bản chất Trọng Thủy là một kẻ tham lam và gian trá. Chính điều đó giúp y hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, y đã làm tròn cả chữ trung lẫn chữ hiếu.
Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy muôn đời vẫn còn giá trị từ ý nghĩa nhân văn, từ bài học cảnh giác đến lời nhắc nhở về cách giải quyết cái chung và cái riêng, việc nước và việc nhà. Truyền thuyết ấy như ta vẫn biết chứa đựng bài học mất nước sâu sắc và không ai có thể phủ nhận, nhưng chỉ nhắc đến bi kịch mất nước thôi là chưa đủ mà còn ẩn sâu bi kịch tình yêu còn nhiều tranh cãi...
Luật nay: Trọng Thủy đã phạm tội gián điệp
Tuy đây chỉ là một truyền thuyết nhưng là một bài học cảnh giác cho con cháu đời sau trong quá trình xây dựng đất nước. Câu chuyện đó cũng có thể phán quyết bằng những quy định của pháp luật ngày nay. Từ nội dung câu chuyện trên đây, chiếu theo những quy định của pháp luật ngày nay ta có thể định tội danh cho từng người.
Trọng Thủy sẽ bị truy tố về Tội gián điệp theo khoản 1 Điều 80 Bộ luật Hình sự. Khoản 1 điều này quy định: Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; b) Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại; c) Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trọng Thủy có thể sẽ phải chịu mức án cao nhất là 7 năm tù giam.
Theo luật ngày nay, nàng Mị Châu cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vô ý làm lộ bí mật Nhà nước theo Điều 264 BLHS. 1. Người nào vô ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc làm mất tài liệu bí mật nhà nước, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Vì sự ngây thơ của nàng mà mất nước, do vậy nàng sẽ bị truy tố theo khoản 2 và hình phạt cao nhất có thể lên tới 7 năm tù.
Nguyễn Vy

Món ngon diễn châu

02:12 |

Ốc xào, đặc sản của Diễn Châu


Đến Nghệ An mà chưa thưởng thức món ốc xào Diễn Châu thì quả là một điều thiếu sót. Hương thơm ngào ngạt của đĩa ốc xào, vị béo bùi của ốc với chút cay cay của ớt sẽ khiến ai từng thưởng thức món ăn này không thể quên được.
Cũng là một món ăn dân dã và quen thuộc, nhưng dường như thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất Diễn Châu, Nghệ An điều kiện thuận lợi để những con ốc nơi đây luôn béo trèo, ngọt lịm.
Những con ốc này được bắt lên từ ao, đìa hoặc ruộng ngâm cho nhả hết cặn rồi rửa sạch, đập đít và xào với sả băm nhỏ, một ít muối, một ít ruốc (mắm tôm), một ít ớt cay và đường hoặc mật. Chỉ vậy thôi, nhưng món ăn khiến nhiều người phải trầm trồ khen ngợi. 
Đặc biệt, giữa mùa đông lạnh giá mà được đĩa ốc xào nóng hổi thì thật tuyệt. Còn với những quý ông, đây là một món nhậu lý tưởng nhâm nhi với chén rượu quốc lủi sẽ làm cho những dịp liên hoan, gặp mặt trơ nên đạm đà và đầy quyến luyến.


“Bánh mướt” Có lẽ ít người biết tới, bởi đây là món ăn đặc trưng của miền Bắc Trung Bộ : Nghệ An – Hà Tĩnh.
Bánh mướt thoạt nhìn trông giống bánh cuốn của miền Bắc, bánh ướt ở miền Nam, nhưng khi ăn thử lại thấy hương vị riêng biệt, không lẫn vào đâu được.

Bánh mướt được làm từ gạo tẻ, gạo ở đây phải đựơc ngâm trong nước sạch nhiều giờ, cho từng hạt gạo ngấm nước, nở đều và mềm rồi mới mang đi nghiền thành bột. Ngày trước bột thường được xay trong những cối đá, phải xay đi xay lại nhiều lần bột mới nhuyễn. Ngày nay hiện đại hơn, người ta nghiền bột bằng máy, vừa ít tốn thời gian mà bột cũng nhanh nhuyễn hơn.
Bột nghiền xong cũng chưa thể tráng ngay thành bánh được, phải để bột lặng trong nước khoảng từ 2 giờ trở lên, người ta gọi đó là ủ bột. Ủ bột để  khi tráng,  bánh mới nở phồng, ăn mới dẻo dai.

Ở vùng Nghệ An – Hà Tĩnh, bánh mướt là món ăn được nhiều người yêu thích. Bánh mướt dễ ăn, chỉ cần ăn kèm một chén nước mắm vắt chanh với ớt tươi xắt lát cũng đã thấy ngon miệng.


Cháo lươn 
Bất kỳ du khách nào ghé thăm diễn châu đều muốn dừng chân thưởng thức cháo lươn - món ngon Nghệ An. Với hương vị hết sức đặc trưng không nơi nào có được, cháo lươn trở thành một thương hiệu của Nghệ An.Thịt lươn xào với nghệ, ớt, hành tăm.
Xương sống lươn giã giập lọc lấy nước ninh cháo. Cháo lươn nóng ăn kèm với rau ngổ mới cảm nhận được hết hương vị thơm ngon, cay nồng hấp dẫn.


Bánh đa xúc hến
Bánh đa xúc hến là món nhậu quen thuộc những dịp bạn bè gặp nhau của người dân xứ Nghệ. Hến ăn kèm phải là những con hến được đãi từ sông bùng béo và sạch rồi xào cùng mỡ.

Những miếng bánh đa diễn châu giòn tan lúc này sẽ biến thành những chiếc thìa cho ta nhẩn nha xúc những con hến ngon lành và cảm nhận hương vị ngọt, thơm, cay, bùi, béo đầy quyến rũ. Món bánh đa xúc hến không thể thiếu được một số gia vị như ớt, rau sống và lạc giã dập.


Nghệ An: Ngày hội đoàn kết - ngày Chủ nhật xanh

07:55 |
Cứ vào dịp tháng 11, trong không khí se lạnh của những cơn gió đông tràn về, khắp những khu dân cư, thôn làng, xóm bản lại rục rịch chuẩn bị cho Ngày hội Đại đoàn kết. Điều đặc biệt của người dân vui hội đoàn kết năm nay ở Nghệ An, là làm sạch môi trường sống bằng cách hưởng ứng "Ngày Chủ nhật xanh”.
Kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam năm nay, tỉnh Nghệ An có sự đổi mới đó là phát động phong trào "Ngày Chủ nhật xanh” được khắp nơi hưởng ứng. Ngày hội Đại đoàn kết luôn gắn liền với phong trào làm cho cuộc sống sạch hơn, tươi đẹp hơn. Mỗi khu dân cư, mỗi người dân là một "người làm vườn” làm cho nơi mình ở rợp bóng cây xanh. Bác Võ  Thành Long – khối 9, phường Lê Lợi (TP Vinh) chia sẻ: "Đây là một phong trào có ý nghĩa, để lại cho con cháu mai sau nguồn không khí, môi trường trong sạch. Hưởng ứng "Ngày Chủ nhật xanh” của MTTQ tỉnh, người dân rất đồng tình và tuyên truyền cho mọi người biết được ý nghĩa của phong trào này”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Vương Quang Minh – Phó chủ tịch MTTQ tỉnh Nghệ An cho biết: "Ngày Chủ nhật xanh là ý tưởng của MTTQ tỉnh Nghệ An, với mong muốn lấy ngày Đại đoàn kết là ngày trồng cây, làm sạch môi trường để từ đó nhân rộng tất cả những ngày trong năm, hãy đoàn kết từ những việc nhỏ nhất nhưng lại có giá trị rất lớn, khi người dân đã cùng đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa thì không có lý gì không đoàn kết để làm cho môi trường sạch sơn, cây xanh nhiều hơn và bảo vệ thành quả đó”.

Về với xóm 12 xã diễn an,huyện diễn châu từ mấy ngày nay, mọi người đã háo hức chuẩn bị cho ngày hội, sẽ là bữa cơm với nhau, xem những điệu nhạc, những vở kịch  luôn làm cho tôi có cảm giác ấm áp khác lạ. Anh Tuấn chia sẻ: "ngày hội đoàn kết toàn dân tộc là ngày hội vui nhất của dân quê mình,bà con đã chuẩn bị cả tháng nay để chuẩn bị cho ngày hội vui nhất trong năm,đặc biệt là nhóm 1,năm nào cũng có những vở kịch rất hay mang đến tiếng cười rất sảng khoái cho tôi và bà con,



một tiết mục múa của thành viên nhóm 4              ảnh:cẩm nhung
Chưa có nơi nào cảm nhận rõ nhất không khí ngày hội đoàn kết toàn dân như ở xóm 12 xã diễn an,các trò chơi dân gian như đánh bóng chuyền,trèo cây chuối hay kéo co là không thể thiếu trong mỗi dịp lễ hội hàng năm,trong làng từ người già trẻ con đều háo hức cho dịp lễ này.

Đôi bên sông Bùng - Một vùng văn hóa

18:10 |
Qua nửa đời phiêu dạt Con lại trở về úp mặt vào sông quê Ơi con sông dạt dào như lòng mẹ Che chở con qua chớp bể mưa nguồn… Có lẽ khi phổ nhạc bài thơ của nhà thơ Lê Huy Mậu, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo đã nói hộ tình cảm của rất nhiều người xứ Diễn (Nghệ An) sống xa quê. Nếu ai biết nhà thơ, nhạc sĩ tài hoa này đã từng sinh ra và lớn lên ở một làng quê, bên con sông Bùng xứ Diễn, hẳn đều đồng cảm và sẻ chia với ông qua tứ thơ này. Riêng với tôi, sống xa quê, hình ảnh con sông luôn làm tôi nhớ cả một thời thơ ấu, để rồi mỗi lần được gặp người quê hàn huyên, hay về quê, tôi lại quắt lòng bởi câu thơ đó. Sông Bùng bắt nguồn từ những dòng sông, suối nhỏ như sông Du, Vũ Giang, Khe Cát của huyện Yên Thành và hợp lưu nơi đất Diễn Châu, chảy qua các xã Diễn Quảng, Diễn Hoa, Diễn Kỷ, sau đó đổ ra biển Diễn Ngọc. Con sông Bùng cứ lặng lẽ trôi - chảy qua miền ký ức.

Đa phần người dân sống bằng nghề chài lưới bên Sông Bùng

 Hình ảnh của vùng quê xứ Diễn luôn lắng đọng trong tâm tưởng những người con xa quê. Diễn Châu là vùng đất địa linh nhân kiệt, đó là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, những địa danh gắn với các huyền thoại như Thành Diễn Châu - nơi chứng kiến trận đánh quan trọng của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, thế kỉ XV; Cầu Bùng - cây cầu nằm trên con đường huyết mạch Bắc - Nam, nơi được coi là túi bom trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; núi Mộ Dạ - nơi An Dương Vương được thần Kim Quy mở lối thoát về phía biển khi trốn chạy giặc Triệu. Ngày nay, ở phía Bắc chân núi Mộ Dạ, gần cửa Tư Hiền còn có mộ của công chúa Mỵ Châu. Diễn Châu cũng là nơi phát tích của những anh tài, khoa bảng. Ở Diễn Châu những dòng họ khoa bảng có nhiều, nhưng nổi tiếng nhất là họ Ngô và họ Đặng. Dòng hộ Ngô ở Lý Trai (xã Diễn Kỷ) liên tiếp 4 đời đỗ 5 tiến sĩ. Dòng họ Đặng ở Nho Lâm (xã Diễn Thọ) có 3 cha con đều đỗ đại khoa. Một số tên tuổi đại khoa người Diễn Châu mà cả nước đều biết đến như Ngô Trí Hòa, Ngô Trí Tri, Nguyễn Xuân Ôn…. Về Diễn Châu, dân gian vẫn còn truyền tụng câu đối Nôm nói về sự đỗ đạt của 2 dòng họ Ngô - Đặng: “Sáng khoai, trưa khoai, tối khoai, khoai ba bữa/ Ông đỗ, cha đỗ, con đỗ, đỗ cả nhà”. Nói đến Diễn Châu là nói đến một vùng đất phong cảnh hữu tình. Sách xưa đã từng liệt kê trong số 8 cảnh đẹp của “Đông Yên Nhị Châu” (vùng đất thuộc tổng Yên Thành xưa) thì có 6 cảnh đẹp thuộc về Diễn Châu, đó là: Dạ Sơn Linh Tích (dấu thiêng núi Mộ Dạ - thuộc xã Diễn An), Cao Xá Long (gò rồng Cao Xá), Bùng Giang Thu Nguyệt (tràng thu trên sông Bùng), Bích Hải Quy Phàm (cánh buồm về cửa Bích), Thiên Uy Thiết Cảng (kênh sắt oai trời), Diễn Thành Thạch Bảo (thành đá phủ Diễn Châu). Tao nhân mặc khách thuở nao đã luôn phải động lòng trước Bích Hải Quy Phàm (cửa Vạn ngày nay). Họ từng phải thốt lên: Phủ hám Bùng giang cổ độ đầu Nhất luân minh nguyệt cáp phùng thu Trùng trùng quế phách hàm giang trữ Trạm trạm kim hàn tẩm bích lưu. Có nghĩa rằng: Cúi đầu nhìn xuống bến đò cũ sông Bùng Một vầng trăng sáng quắc, ấy chính là buổi đang thu Phách cây quế trong suốt đến đáy cả bến nước Chiếc mâm vàng trong trẻo ngâm dưới dòng xanh... Đến Diễn Châu, không ghé thăm Cửa Vạn hẳn đó sẽ là một tiếc nuối. Đứng ở Cửa Vạn nhìn ra biển Đông với bao la bát ngát của trời, của biển, với nắng và sóng, bạn sẽ nhận ra hồn vía của cả một vùng văn hóa xứ Diễn. Văn hóa xứ Diễn vừa có nét đặc thù của văn hóa xứ Nghệ - miền Trung, vừa có sắc thái riêng khiến người ta phải ngạc nhiên. Giọng nói của người Diễn Châu âm điệu khác hẳn với giọng nói của các vùng miền khác ở xứ Nghệ. Dân Diễn Châu “Ăn to nói lớn”, “Bụng dạ thẳng tưng”, quý người và không để bụng. Họ cần cù, chất phác, chịu thương, chịu khó cho nên đi đâu cũng sống được. Tính cần cù, “thắt lưng buộc bụng”, cộng với sự ham học hỏi đã làm nên thành công của người Diễn Châu khi bước ra cuộc sống. Có lẽ uống nước sông Bùng, tắm phù sa của sông Bùng, cư dân ở đây trong cách ăn, cách nói, nếp nghĩ, nếp làm đều mang “cái gu” khó trộn lẫn. Không rộng dài, kỳ vĩ như sông Hồng, sông Mã, cũng không thơ mộng như sông Hương... sông Bùng cứ lặng lẽ chảy giữa đôi bờ xứ Diễn và tạo dựng nên một vùng miền văn hóa rất đặc trưng - vùng văn hóa mang khí thiêng của “lèn Hai Vai - sông Bùng”, trong cái mạch nguồn văn hóa “Sông Lam - Núi Hồng” xứ Nghệ. Với lợi thế của một vùng đất mà một bên là dải đồng bằng trù phú, màu mỡ, một bên là biển Đông, cùng với điều kiện tự nhiên ưu ái cho người Diễn Châu, vùng đất được coi như một tiểu vùng không bị ảnh hưởng nhiều của gió Lào (do có núi Mộ Dạ nằm ở phía Nam nên gió Lào về tới đây bị chặn lại), khiến cho khí hậu Diễn Châu “mát mẻ” hơn so với các vùng miền Trung bộ khác. Tất cả những điều đó làm cho Diễn Châu được coi là vùng đất “đủ đầy” hơn so với nhiều khu vực khác ở xứ Nghệ. Hiếm có một dải đất nhỏ hẹp nào lại tập trung nhiều nghề truyền thống như ở Diễn Châu. Đất Diễn Châu với nhiều nghề truyền thống như: luyện thép ở Nho Lâm (Diễn Thọ), dệt vải ở Phượng Lịch (Diễn Hoa), nghề mộc ở Tràng Thân (Diễn Phúc), nước mắm Vạn Phần (Diễn Vạn), nón lá Diễn Đồng, đẽo sò ở Diễn Thành… Cùng với việc duy trì những làng nghề truyền thống, giờ đây Diễn Châu xuất hiện nhiều làng nghề mới theo chuyển dịch cơ cấu kinh tế như chuyên canh cây lương thực Diễn Kỷ; dâu tằm tơ Diễn Kim; bún bánh Diễn Quảng; chế biến hải sản Diễn Bích, Diễn Ngọc; chổi đót Diễn Đoài; đúc đồng, nhôm Diễn Tháp… Ngày nay, cùng với các vùng miền khác của cả nước, kinh tế của huyện Diễn Châu ngày càng phát triển. Trong dòng chảy của thời kỳ hội nhập, nhưng những bản sắc văn hóa của người dân đôi bờ sông Bùng vẫn không bị nhạt phai. Người Diễn Châu đã, đang và sẽ tạo ra nhiều huyền thoại. Khí thiêng của lèn Hai Vai - sông Bùng luôn tạo ra những con người như thế. Bất chợt tôi lại… Gửi hồn neo đậu bến quê Bao nhiêu xa ngái dồn về một nơi Sông quê bên lở bên bồi Để tôi mang nợ cả đời với quê.

chèo thuyền trên sông bùng

Nhớ lắm diễn châu ơi!

05:01 |
"Diễn châu" hai tiêng thiêng liêng và tự hào làm sao,tôi xa quê đã sáu năm nay,nhưng hình ảnh quê nhà không thể nào phai mờ được trong tâm trí tôi được.con đường,dòng sông,mái đình,hay chỉ là những trò chơi thủa bé đều mang lại cho tôi những kí ức không thể nào quên.

Đi xa ai cũng bảo tôi là dân "cá gỗ" tôi vui vì điều đó,quê tôi nghèo nên cá làm gì có mà ăn,không phải vì dân tôi không biết làm ra cá ra gạo mà ăn,mà là vi thiên nhiên không ưu đãi cho dân diễn châu tôi những điều đó,ở cái nơi mà bọn tôi thường hay nói với nhau là"chó ăn đá,gà ăn sỏi"thì con "cá gỗ" là minh chứng cho sự vất vả mà chúng tôi phải nếm trải ở miền quê nghèo đầy nắng gió này.Dân quê tôi hiếu học lắm,cũng vì cái nghèo nên ai cũng xem việc học để thay đổi bản thân,và làm giàu cho quê hương,có biết bao người thành công đã đi ra từ mảnh đất khô cằn này,giờ quê hương đã đổi mới nhiều,nhà cao,đường đẹp,mà sao trong tim mỗi người con diễn châu chúng tôi vẫn không thể nào quên đi hình ảnh khó khăn,lam lũ của một diễn châu ngày xa xưa.

Thơ: Cá gỗ ơi!

04:16 |
Thằng bé tò mò chạy đến hỏi Cha
Răng họ kêu quê mình " Dân Cá Gộ"?
Cha mịm cười, nỏ có chi xấu hổ
Cái nớ con, nên biết để tự hào.

Về tuổi thơ

02:52 |