Tương Dương Nghệ An: ‘Dị nhân’ 40 năm không tắm, không mặc quần áo

15:27 |

40 năm qua, “dị nhân” Lô Văn Yên không bao giờ mặc quần áo. Người đàn ông này cũng không tắm giặt và dường như chỉ nằm một chỗ.


“Dị nhân” Lô Văn Yên sống một mình trong căn lều nhỏ trên đồi cao
“Dị nhân” Lô Văn Yên sinh năm 1962, sống tại bản Đình Tiến (Piềng Đồn), xã Tam Đình, huyện Tương Dương, Nghệ An.
Trong căn lều rộng khoảng 6 m2 nằm ở vị trí cao nhất bản Đình Tiến, ông Yên trùm kín chăn từ đầu đến chân, nằm cạnh một cửa sổ nhỏ.
Có khá nhiều “đồ nghề” như: máy khoan, máy mài, kìm, dây thép... đặt giữa sàn và treo trên vách nhà xung quanh người ông Yên.
“Dị nhân” nở nụ cười với khách lạ và nói chuyện khá lưu loát. Thỉnh thoảng, khi chuông điện thoại reo, ông Yên nói chuyện với ai đó bằng tiếng Thái. Chỉ khi chúng tôi hỏi về thói quen sinh hoạt thường ngày, ông Yên cười gượng rồi im lặng.

Dụng cụ làm việc hàng ngày của ông Lô Văn Yên
Ông Lô Văn Khôn (em trai), người sống gần gũi nhất với ông Yên, cho biết: “Tôi cũng không thể nhớ được, nhưng mà khoảng bốn chục năm nay chưa khi nào thấy bác ấy mặc quần áo, chỉ lấy chăn quấn quanh người và đầu”.
Nhiều năm qua, chưa có một người dân nào ở bản Đình Tiến nhìn thấy “dị nhân” này đi ra khỏi nơi ở của mình.
Chuyến đi duy nhất cách đây hơn 3 năm của ông Yên là từ bản Piềng Đồn đến khu tái định cư mới (bản Đình Tiến) cũng diễn ra trong đêm tối, và chỉ duy nhất một người cháu chở ông Yên bằng xe máy.

Nơi ở của "dị nhân" không mặc quần áo
Ông Lô Văn Khôn cho biết, cách sống khác biệt của anh trai mình có thể bắt đầu từ việc bố mẹ cắt tóc cho ông Yên.
“Tôi không nhớ rõ nữa, nhưng mà nghe bố mẹ kể lại thì năm bác ấy mười tuổi, khi bố mẹ cắt tóc cho bác ấy xong thì bác ấy xấu hổ, lấy vải che kín đầu”, ông Khôn nói.
Từ đó, cậu bé Lô Văn Yên trở nên lầm lì, không giao tiếp với người ngoài. Thói quen dùng vải, chăn quấn lên người mà không chịu mặc quần áo cũng bắt đầu từ đó.
Ông Khôn cho biết thêm, ngày ấy bản Piềng Đồn còn ở trong rừng sâu, cuộc sống hoang dã và lạc hậu nên không ai nghĩ đến việc có thể ông Yên bị bệnh gì đó. Nhiều người trong bản còn cho rằng ông Yên đã bị “con ma rừng” bắt.
Bởi thế, lối sống lập dị của ông Lô Văn Yên dần trở nên bình thường trong mắt những người dân ở bản Piềng Đồn.
“Nhiều năm nay bác ấy rất tỉnh táo, được nhiều người trong bản quý mến. Bác ấy còn giỏi nhiều nghề để kiếm tiền sinh sống nữa”, ông Khôn khẳng định.

Mỗi ngày, có hàng chục người đến chơi, nói chuyện và uống rượu với bác Yên”
Gần như chỉ nằm một chỗ trong mấy chục năm qua nhưng ông Yên vẫn có thể tự mưu sinh bằng việc đan lưới, làm móc câu, đan “ép” đựng xôi...
Đến bữa cơm, thường thì ông Khôn bưng mâm thức ăn đến tận chỗ nằm cho anh trai mình.
Ông Khôn cũng là người giặt giũ những chiếc chăn ông Yên sử dụng quấn trên người thay quần áo.
“Chưa khi nào chúng tôi thấy bác ấy đi vệ sinh và tắm rửa. Trên lán của bác ấy có một ít nước đựng trong chiếc can, chắc là dùng để rửa tay”, ông Khôn nói.
Được biết, đôi chân của “dị nhân” Lô Văn Yên đã bị teo nhỏ từ nhiều năm nay nên ông không thể tự đi lại mà chỉ ngồi hoặc nằm một chỗ.

“Dị nhân” Lô Văn Yên thường không nói chuyện với người ngoài về sinh hoạt hàng ngày của mình.
Ông Lô Khăm Thiển – trưởng bản Đình Tiến, cho biết: “Từ mấy chục năm nay ông Lô Văn Yên đã sống như vậy. Không có chuyện con người bị ma ám được, nhưng mà cũng không hiểu vì sao lại sống như thế? Người dân trong bản cũng thường đến mua đồ của chú Yên, và chú ấy nói chuyện, uống rượu rất vui vẻ”.
Thiên Thiên
Nguồn:http://www.baomoi.com/

Bé gái 9 tuổi độc tấu đàn bầu cực đỉnh tại diễn châu

15:54 |

Mới lên 5 tuổi bé Hoàng Anh đã biết đánh đàn bầu, với tiếng đàn làm xiêu lòng người cô bé đã giành được rất nhiều giải thưởng trong các cuộc thi của tỉnh. Em trở thành “nghệ nhân” nhỏ tuổi nhất sử dụng điêu luyện nhạc cụ dân tộc.


Mối duyên tiền định với cây đàn bầu
Nổi lên như một “thần đồng âm nhạc” từ khi mới mới 5 tuổi, cùng với đó là việc Hoàng Anh đã gặt hái được rất nhiều giải thưởng mà tỉnh Nghệ An tổ chức. Bởi vậy khi chúng tôi hỏi nhà Hoàng Anh hầu như tất cả những người dân tại đây không ai là không biết đến.
Một bác nông dân vui vẻ: “Các anh hỏi nhà bé Hoàng Anh con anh Qúy chị Huyền phải không. Con bé đánh đàn bầu hay lắm. Mỗi lúc nghe nó gẩy đàn là tôi lại như muốn rơi nước mắt”, nói đoạn bác nông dân bỏ dở công việc của mình rồi nhiệt tình đưa chúng tôi đến tận nhà bé Hoàng Anh cũng là để thêm một lần được nghe tiếng đàn bầu của “Nghệ nhân” cho đỡ “nghiền”.

Ông nội Hoàng Anh bày cách cho cháu đánh đàn.
Bé Ngô Hoàng Anh con gái đầu của vợ chồng anh Ngô Đình Qúy (SN 1965) và chị Chu Thị Huyền (SN 1983). Từ lúc còn rất nhỏ mỗi lần Hoàng Anh quấy khóc dỗ thế nào cũng không nín nhưng lạ thay khi nghe ông nội mình là Ngô Khắc Duy chơi đàn là cô bé nín hẳn.
Thấy đứa cháu còn chưa biết đi đã ham mê tiếng đàn bầu người ông lại càng thường xuyên “biểu diễn” cho vị "khán giả đặc" biệt này thưởng thức. Có lẽ cũng từ đó mà tiếng đàn bầu đã thấm dần vào từng hơi thở sự sống, tâm hồn của đứa trẻ thơ dại.
“Một lần khi bố mẹ nó đi vắng tôi với bà ở nhà trông cháu thì nó khóc ngằn ngặt giỗ thế nào cũng không chị nín. Sẵn có cây đàn để bên cạnh tôi lôi ra đánh một bản thì lạ thay nó lại nín ngay. Tôi nghĩ chắc con bé “đòi” được nghe tôi đàn nên mới quấy khóc như vậy thế là tôi ngồi đàn liên tiếp mấy bài nó nằm im mà không khóc nữa.
Vậy là từ đó mỗi lần con bé khóc mà không phải vì ốm hay đói thì tôi biết đích thị “ả ta” muốn nghe tiếng đàn bầu của tôi. Tôi nghĩ cháu nó có cái duyên với cây đàn bầu nhưng cũng có thể là vì tôi thường hay đàn nên nó nghe trở thành một thói quen”, cụ Duy nhớ lại.
Lên 5 tuổi, được sự hướng dẫn của ông nội bé Hoàng Anh đã có thể sử dụng được đàn bầu. Em đã đánh được một số bài theo đúng giai điệu và “độc tấu” một mình. Việc sử dụng được đàn bầu một nhạc cụ rất khó là vô cùng khó khăn ngay cả đối với người trưởng thành. Vậy mà cô bé 5 tuổi đã có thể một mình độc tấu hẳn một bài dài mà dường như chẳng sai một phím nào.

Bé Hoàng Anh biểu diễn độc tấu đàn bầu.
6 tuổi đã thành nghệ nhân
Năm 2011, khi mới 6 tuổi, em cùng Câu lạc bộ xã dân ca xã Diễn Hoa (Diễn Châu) tham gia: Liên hoan câu lạc bộ dân ca xứ Nghệ tỉnh Nghệ An lần thứ I - năm 2011, do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An tổ chức.
Bằng tiếng đàn bầu điêu luyện của mình Hoàng Anh đã chinh phục được ban giám khảo gồm nhiều Nghệ sĩ ưu tú để giành giải: “Nghệ nhân nhỏ tuổi sử dụng nhạc cụ hay nhất”.

Giấy chứng nhận nghệ nhân nhỏ tuổi sử dụng nhạc cụ hay nhất.
“Cháu rất thích đánh đàn bầu, nhưng cũng cố gắng học tập thật giỏi. Ông cháu luôn dặn rằng thích đánh đàn cũng tốt nhưng phải học giỏi nữa mới ngoan. Chỉ khi nào làm xong hết các bài tập thì cháu mới luyện đàn.
Mỗi lần ông dạy cháu bài mới là cháu luôn muốn cố gắng học thật nhanh để có thể được biểu diễn cho mọi người nghe. Cháu có thể đánh được các bài như: Giận mà thương, Về miền nam, Mẹ yêu con, Lên ngàn, Người ở đừng về, Lý chiều chiều, Ru con …”, nghệ nhân nhí vui vẻ chia chẻ.
Nghe Hoàng Anh buông từng phím đàn trầm bổng, không ai nghĩ đó là tiếng đàn của một cô bé 9 tuổi. Cũng từ khi nhận được các giải thưởng trong nhiều cuộc thi như: Liên hoan tiếng hát Làng Sen, Liên hoan Dân ca xứ Nghệ … Hoàng Anh được người dân ở đây gọi là nghệ nhân.
Chia sẻ về con gái yêu của mình anh Ngô Đình Qúy vui vẻ: “Gia đình tôi luôn muốn để cháu tự do phát triển. Cháu yêu tiếng đàn bầu cũng là một điều tốt nhưng song hành với đó cháu luôn đạt thành tích cao trong học tập khiến bố mẹ rất yên tâm. Hi vọng trong thời gian tới cháu sẽ còn giành được nhiều thành tích cao hơn nữa cả trong học tập và nghệ thuật”.

Ký sự làng "NHO LÂM"

14:55 |
Nho Lâm than quánh nặng nề
Sức em đương được thì về Nho Lâm

Câu ca dao trên đã nói lên sự lao động cực nhọc của người Nho Lâm. Theo “Nho Lâm phong thổ ký” từ khi sinh ra làng Nho Lâm đã có nghề luyện quặng sắt mà bà con gọi là quánh. Ngày xưa những người luyện quánh phải tổ chức thành phường, gọi là phương Quánh hay là phường
Phường thờ ông Cao Lỗ, người đã truyền cho họ nghề này, Việc đầu tiên là phải lấy gánh. từ làng vào mỏ quánh ở động Ngút, đồng Hồi thuộc núi Thiết Sơn, đường đi gần hai chục cây số, đèo cao đường ốc, đi lại vất vả, nên khó đào, phải dùng cuốc chim, xà beng, ra sức mà đào mới có thể moi lên được. Moi quánh lên rồi, còn phải sàng cho sạch, mới đổ vào bao tải, rồi chiều tối, kẻ gánh bộ (đàn bà), ke đẩy xa cút kít (đàn ông) cũng có người dùng thuyền, dọc theo kênh Sắt, chở về nhà. người đi quánh tự coi mình như ông Tướng xung trận. bởi công việc họ làm cũng khẩn trương, gian lao như ông tướng khi ra sa trường, nên bài “Đường luyện đi quánh” do họ đặt ra có những câu:
Tướng ba chiều, tướng lên đồng Ngút
Chọn cho rành cho tốt tướng ơi !!!
Tướng đùng ngấp ngó động Hồi
Lấy chi mà trả tiền bồi quánh than
(1) Lò Hồng: tên gọi của nơi cấu quặng sắt và cũng để gọi chính cái lò đúc hay nồi hông, công cụ chính để luyện sắt, giống như cái lò cao bây giờ. nồi hông hình chậu, miệng hơi loe, đáy thon hơi lõm xuống đất hình lòng chảo, đường kính miệng lò khoảng 1m, chiều cao khoảng 70 – 80cm, nồi hông đặt trong lò hông, trong lò hôn dày khoảng 20cm.
Động Ngút là nơi có quánh tốt. quánh Hồi lấy ở Động Hồi không tốt bằng, luyện được ít sắt.
Những người đi lấy quánh đã cự nhọc như vậy, những người đi lấy than cũng lam lũ không kém. Bởi than luyện sắt phải làn than gỗ chắc như lim, sến, táu, vvv...Nên những người đi làm than để luyện sắt phải lặn lội hàng chục đường đi, luồn lách hết rừng này núi nọ, có khi hàng tuần, mới ki ếm được một xe than, thật là vất vả.
Than, quánh có rồi, lại đến những người thợ lò trực tiếp nấu ra sắt. Thọ lò hông không những phải cố sức khoẻ mà còn phải có kỹ thuật tốt nữa. So với sức lửa của lò rèn, sức lửa của lò hông nóng nhiều hơn. Lò hông không để không để mỗi cái một nơi mà tập trung từng khu, hai ba chục cái thành một dãy dài. Khi quặng và than bỏ vào lò hông rồi, người thụt bẽ phải ra sức kéo bễ để đưa gió vào lò. Sau một thời gian nhất định, quặng đã tan hết, xỉ ngừng chảy, sắt đã hoàn nguyên trong lò , tích tụ thành khối gọi là hòn chai hay hòn gói, Châu âu gọi là sắt xốp . Muốn làm sạch xỉ và biến nó thành sắt đặc hơn, sắt mới lấy ở lò ra đang còn rực đỏ người ta phải rèn đập thực lực. Kíp thợ phụ này thường là những người rất khoẻ, mùa đông cũng như mùa hè thường chỉ đóng khố, thân hình bóng nhẫy như đồng hun, bắp chân bắp tay chắc nịch. Bà con Nho Lâm gòi là:” Dạ luyện cục tượng” Mỗi nhát mà hàng trăm, không chỉ một lò mà cả chục, cả trăn lò hông: huyên náo, ầm ĩ làm việc. Để tránh tàn lửa bắn vào người, cháy da cháy thịt, người thợ lò hông thường đội nón nan chop nhỏ, đi dép quai bằng da bò mộc.
khi nghề luyện sắt thành thịnh, cả xã Nho Lâm có trên 400 lò hông. Mỗi lò hông chừng 10 người gồm: một thợ cả, một thợ phó, còn nữa là thợ phụ, rèn đập sắt chai, tiếp than, tiếp quặng và cả các việc khác. Như vậy cả xã có khoảng trên 400 “ dạ luyện cục tượng”.
Cần nói thêm rằng phương pháp Ca-ta-lan, xuất xứ vùng Carlogurecủa Tây Ban Nha . Các súng thần công mà ta còn thấy ở các tỉnh, thành phủ ở Nghệ Tĩnh được đúc từ thừi Gia Long, Minh Mạng và các thế kỷ trước cũng do bàn tay khéo léo và cần cù của người thợ lò hông Nho Lâm. Đầu thế kỷ XX, sắt được nhập cảng từ Pháp vào nhiều mà các loại gỗ chắc của các cánh rừng lân cận bị chặt gần hết để làm than, nghề nấu sắt ở Nho Lâm bị bỏ rơi. những người thợ lò hông, một số bắt buộc phải xoay sang làm ruộng, một số làm thợ rèn....

‘Đoàn tụ’ cảm động của cô gái với khỉ đột sau 10 năm

20:02 |
Con khỉ đột tên là Djala nặng gần 140kg đã nhận mặt người quen và ôm lấy cô Tansy Aspinall (hạt Kent, Anh) sau gần 10 năm xa cách


Djala đang chơi đùa cùng khỉ đột Tansty khi cô bé mới 18 tháng tuổi
Ông Damian (cha của Tansty, chủ Công viên động vật hoang dã Howletts) tiếp tục công bố tấm hình Tansty (lúc này 12 tuổi) vui mừng ôm chú khỉ đột sau 10 năm gặp lại (năm 2002).
Chú khỉ đột Djala đã cạ mũi ngửi, hôn và ôm Tansty rất âu yếm. Cuộc đoàn tụ này diễn ra khi cha con Tansty đang đi thuyền vào sâu trong rừng nhiệt đới ở Gabon (Trung Phi) để tìm lại Djala và chú khỉ đột Bims (từng sống ở công viên). Mặc dù nhiều năm không thấy mặt người, nhưng khi gặp lại, Djala đã rất thân thiết với Tansty. Đây cũng là lần gặp cuối cùng của Djala và Tansty.
Trước đó, vào năm 2012, ông Damian đã công bố bức ảnh gây tranh cãi: Djala đang ôm ấp, chơi đùa với Tansty khi đó chỉ mới 18 tháng tuổi trong vườn thú của ông. Nhiều người lo ngại điều đó rất nguy hiểm cho đứa bé. Tuy nhiên, theo ông, trải nghiệm này đã dạy con gái ông lòng tự tin và sự dũng cảm.


Và cuộc gặp gỡ của đôi bạn sau 10 năm xa cách


Tansy, bây giờ đã 25 tuổi và là một nhà thiết kế trang sức, kể lại: “Khi tôi tìm thấy chúng, tôi không biết liệu chúng còn nhớ tôi không, hay sau nhiều năm sống trong rừng, chúng đã trở nên dữ tợn và nguy hiểm. Nhưng thật ngạc nhiên, chúng không chỉ biết tôi mà còn nhìn tôi rất dịu dàng.
Ngay lập tức tôi cảm thấy rất an toàn. Chúng có hơi dữ với cha tôi nhưng chúng đối với tôi rất hiền lành. Cha tôi chào chúng trước và đảm bảo mọi thứ an toàn khi tôi đến gần chúng. Cha tôi không bao giờ để tôi lại gần những con khỉ đột hung hăng”. Theo Tansty, khi nhỏ, cô và em gái thường chơi với Djala và Bims cùng những chú khỉ đột khác. “Djala và Bims như những người thân của chúng tôi.  Cho nên cuộc đoàn tụ này giống như một cuộc đoàn tụ gia đình.”, Tansty chia sẻ.
Cha của Tansty là chủ công viên cũng là người điều hành quỹ Aspinall. Ông cùng với quỹ đã có nhiều đóng góp trong việc nuôi dưỡng những loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng, đặc biệt là khỉ đột, và đưa chúng trở về với tự nhiên.

video cận cạnh 

Nguồn:http://www.xaluan.com/

100 cô dâu Việt mất tích rơi vào lò mổ nội tạng ở Trung Quốc?

00:43 |
Việt Nam đang bùng lên dư luận cho rằng, một loạt hơn 100 cô dâu Việt cùng với một phụ nữ Việt Nam làm môi giới trung gian trong gần một tháng rưỡi nay tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc có thể đã bị đưa vào các lò mổ nội tạng ở Hoa Lục

Sock: 7 nữ sinh có thai sau chuyến dã ngoại với nhà trường


Cảnh sát Trung Quốc đang truy tìm hơn 100 cô dâu Việt Nam biến mất không để lại dấu vết cùng với một người môi giới từ hồi tháng 11 ở tỉnh Hà Bắc. Một quan chức địa phương được báo chí trích lời nhận định một đường dây buôn người có tổ chức có thể đứng sau vụ mất tích hàng loạt trên.
Giám đốc Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Lào Cai cho biết, các vụ buôn người từ Việt Nam sang Hoa Lục vẫn tăng đều thời gian qua, mà nạn nhân phần lớn là người thất nghiệp, muốn tìm kiếm một việc làm để mưu sinh. Ông Vinh nói các tổ chức buôn người đã lợi dụng tâm lý này để lừa rất nhiều phụ nữ Việt Nam đưa sang Hoa Lục, và một nửa trong số này bị bán làm vợ. Những cuộc tình ép buộc đó có thể dẫn đến hậu quả là các cô dâu Việt tìm cách bỏ trốn khỏi nhà chồng, bất chấp nguy hiểm đến tính mạng.
nguồn:http://tinvn.info/

Án xưa:Chuyện tình Mị Châu - Trọng Thủy, Bi kịch tình yêu hay là một âm mưu cướp nước?

21:24 |


"Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim nhầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu".
(Tố Hữu - Tâm sự)
An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy là truyền thuyết đẹp của người xưa với chủ đề dựng nước và giữ nước, để lại cho đời sau bài học cảnh giác chính trị sâu sắc và thấm thía. Nhưng có phải câu chuyện chỉ chứa đựng một tấn bi kịch là mất nước hay không?
Thời vua An Dương Vương, dân chúng xây thành Cổ Loa ngăn chặn giặc phương Bắc. Xây mãi không xong, nhà vua bèn lập đàn cầu tế. Trong lúc đó, một vị thần hiện ra dưới bóng con rùa vàng - gọi là thần Kim Quy - và dạy nhà vua cách xây thành. Thành xây xong, thần Kim Quy còn tặng nhà vua chiếc nỏ thần để bắn địch.
Giặc phương Bắc lại ùn ùn kéo quân xâm chiếm nước ta, nhưng lần nào cũng rước lấy thảm bại. Tướng giặc là Triệu Đà vô cùng tức giận. Hắn bèn nghĩ ra một kế: Xin giao hòa với nước ta rồi sai con trai là Trọng Thủy sang cầu hôn với con gái vua An Dương Vương tên là Mị Châu. Thâm ý của Triệu Đà là sẽ dùng con trai mình làm mật thám trong việc đánh chiếm nước ta.
Ngay tình, vua An Dương Vương chấp thuận điều nghị hòa và bằng lòng nhận lời cầu hôn của Trọng Thủy.
Trong lúc hàn huyên, Triệu Đà cố tình dò hỏi, Mị Châu kể lại cho chồng nghe chuyện xây thành Cổ -Loa và chiếc nỏ thần. Một hôm, nhân lúc Mị Châu sơ ý, Trọng Thủy lấy trộm chiếc nỏ thần và thay một chiếc giả vào đó, rồi xin phép vua An Dương Vương về thăm cha mẹ.
Lúc ra đi, Trọng Thủy căn dặn vợ:
- Trong lúc ta vắng nhà, nếu có chiến tranh nàng hãy mặc áo lông ngỗng vào. Khi chạy giặc, nàng đừng quên rắc lông ngỗng xuống đường. Ta sẽ theo vết lông ngỗng đi tìm nàng.
Về tới nhà, Trọng Thủy liền giao chiếc nỏ thần cho cha. Nắm được chiếc nỏ thần trong tay, Triệu Đà lập tức kéo quân sang đánh nước ta. Thấy giặc kéo đến, An Dương Vương không tỏ vẻ sợ hãi, bình tĩnh lấy nỏ thần ra bắn. Nhưng lạ thay, đoàn giặc vẫn ào ào xông tới trước các mũi tên bắn ra. Nỏ thần đã trở thành vô hiệu. Hoảng sợ, nhà vua bèn ôm Mị Châu lên sau yên ngựa chạy trốn về hướng Nam. Mị Châu ngồi sau yên ngựa, rứt lông ngỗng rắc xuống đường. Nhà vua chạy đến đâu, giặc theo vết lông ngỗng rượt theo đến đó.
Đến núi Mộ Dạ cụt đường, nhà vua định tự tử thì thần Kim Quy hiện lên bảo:
- Tâu bệ hạ, giặc ngồi ngay sau lưng nhà vua đấy!
An Dương Vương quay lại, thấy Mị Châu, hiểu ra sự việc, bèn tức giận rút gươm chém chết con gái. Sau đó, nhà vua phi ngựa nhảy xuống biển tự tử.

Theo dấu lông ngỗng, Trọng Thủy tới được chân núi Mộ Dạ thì thấy Mị Châu chỉ còn là một xác không hồn.
Quá hối hận về việc mình đã làm, Trọng Thủy ôm xác vợ khóc nức nở, rồi gieo mình xuống một giếng gần đó.
Hiện nay gần thành Cổ Loa, giếng đó vẫn còn. Khách bộ hành đi qua dừng chân nhìn xuống đáy giếng nước trong veo, không khỏi bùi ngùi nhớ lại câu chuyện thương tâm của cặp vợ chồng Mị Châu - Trọng Thủy.
Đằng sau câu chuyện tình yêu của Mị Châu - Trọng Thủy là cả một âm mưu về chính trị thâm hiểm của Triệu Đà và không ai khác kẻ trực tiếp thực hiện âm mưu đó lại chính là Trọng Thủy. Ngay từ khi bước chân vào Loa Thành y đã lộ nguyên hình là tên nội gián thâm độc, y luôn đặt nhiệm vụ gián điệp lên hàng đầu. Bỉ ổi hơn, y lợi dụng luôn cả người vợ ngây thơ để thực hiện gian kế. Xét về bản chất Trọng Thủy là một kẻ tham lam và gian trá. Chính điều đó giúp y hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, y đã làm tròn cả chữ trung lẫn chữ hiếu.
Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy muôn đời vẫn còn giá trị từ ý nghĩa nhân văn, từ bài học cảnh giác đến lời nhắc nhở về cách giải quyết cái chung và cái riêng, việc nước và việc nhà. Truyền thuyết ấy như ta vẫn biết chứa đựng bài học mất nước sâu sắc và không ai có thể phủ nhận, nhưng chỉ nhắc đến bi kịch mất nước thôi là chưa đủ mà còn ẩn sâu bi kịch tình yêu còn nhiều tranh cãi...
Luật nay: Trọng Thủy đã phạm tội gián điệp
Tuy đây chỉ là một truyền thuyết nhưng là một bài học cảnh giác cho con cháu đời sau trong quá trình xây dựng đất nước. Câu chuyện đó cũng có thể phán quyết bằng những quy định của pháp luật ngày nay. Từ nội dung câu chuyện trên đây, chiếu theo những quy định của pháp luật ngày nay ta có thể định tội danh cho từng người.
Trọng Thủy sẽ bị truy tố về Tội gián điệp theo khoản 1 Điều 80 Bộ luật Hình sự. Khoản 1 điều này quy định: Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; b) Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại; c) Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trọng Thủy có thể sẽ phải chịu mức án cao nhất là 7 năm tù giam.
Theo luật ngày nay, nàng Mị Châu cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vô ý làm lộ bí mật Nhà nước theo Điều 264 BLHS. 1. Người nào vô ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc làm mất tài liệu bí mật nhà nước, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Vì sự ngây thơ của nàng mà mất nước, do vậy nàng sẽ bị truy tố theo khoản 2 và hình phạt cao nhất có thể lên tới 7 năm tù.
Nguyễn Vy

Món ngon diễn châu

02:12 |

Ốc xào, đặc sản của Diễn Châu


Đến Nghệ An mà chưa thưởng thức món ốc xào Diễn Châu thì quả là một điều thiếu sót. Hương thơm ngào ngạt của đĩa ốc xào, vị béo bùi của ốc với chút cay cay của ớt sẽ khiến ai từng thưởng thức món ăn này không thể quên được.
Cũng là một món ăn dân dã và quen thuộc, nhưng dường như thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất Diễn Châu, Nghệ An điều kiện thuận lợi để những con ốc nơi đây luôn béo trèo, ngọt lịm.
Những con ốc này được bắt lên từ ao, đìa hoặc ruộng ngâm cho nhả hết cặn rồi rửa sạch, đập đít và xào với sả băm nhỏ, một ít muối, một ít ruốc (mắm tôm), một ít ớt cay và đường hoặc mật. Chỉ vậy thôi, nhưng món ăn khiến nhiều người phải trầm trồ khen ngợi. 
Đặc biệt, giữa mùa đông lạnh giá mà được đĩa ốc xào nóng hổi thì thật tuyệt. Còn với những quý ông, đây là một món nhậu lý tưởng nhâm nhi với chén rượu quốc lủi sẽ làm cho những dịp liên hoan, gặp mặt trơ nên đạm đà và đầy quyến luyến.


“Bánh mướt” Có lẽ ít người biết tới, bởi đây là món ăn đặc trưng của miền Bắc Trung Bộ : Nghệ An – Hà Tĩnh.
Bánh mướt thoạt nhìn trông giống bánh cuốn của miền Bắc, bánh ướt ở miền Nam, nhưng khi ăn thử lại thấy hương vị riêng biệt, không lẫn vào đâu được.

Bánh mướt được làm từ gạo tẻ, gạo ở đây phải đựơc ngâm trong nước sạch nhiều giờ, cho từng hạt gạo ngấm nước, nở đều và mềm rồi mới mang đi nghiền thành bột. Ngày trước bột thường được xay trong những cối đá, phải xay đi xay lại nhiều lần bột mới nhuyễn. Ngày nay hiện đại hơn, người ta nghiền bột bằng máy, vừa ít tốn thời gian mà bột cũng nhanh nhuyễn hơn.
Bột nghiền xong cũng chưa thể tráng ngay thành bánh được, phải để bột lặng trong nước khoảng từ 2 giờ trở lên, người ta gọi đó là ủ bột. Ủ bột để  khi tráng,  bánh mới nở phồng, ăn mới dẻo dai.

Ở vùng Nghệ An – Hà Tĩnh, bánh mướt là món ăn được nhiều người yêu thích. Bánh mướt dễ ăn, chỉ cần ăn kèm một chén nước mắm vắt chanh với ớt tươi xắt lát cũng đã thấy ngon miệng.


Cháo lươn 
Bất kỳ du khách nào ghé thăm diễn châu đều muốn dừng chân thưởng thức cháo lươn - món ngon Nghệ An. Với hương vị hết sức đặc trưng không nơi nào có được, cháo lươn trở thành một thương hiệu của Nghệ An.Thịt lươn xào với nghệ, ớt, hành tăm.
Xương sống lươn giã giập lọc lấy nước ninh cháo. Cháo lươn nóng ăn kèm với rau ngổ mới cảm nhận được hết hương vị thơm ngon, cay nồng hấp dẫn.


Bánh đa xúc hến
Bánh đa xúc hến là món nhậu quen thuộc những dịp bạn bè gặp nhau của người dân xứ Nghệ. Hến ăn kèm phải là những con hến được đãi từ sông bùng béo và sạch rồi xào cùng mỡ.

Những miếng bánh đa diễn châu giòn tan lúc này sẽ biến thành những chiếc thìa cho ta nhẩn nha xúc những con hến ngon lành và cảm nhận hương vị ngọt, thơm, cay, bùi, béo đầy quyến rũ. Món bánh đa xúc hến không thể thiếu được một số gia vị như ớt, rau sống và lạc giã dập.


Bác sĩ dùng chung kim tiêm truyền HIV cho hơn 100 người

01:51 |
Theo đó, bác sĩ tên Yem Chrin, không có giấy phép hành nghề, bị tạm giữ tại đồn cảnh sát tỉnh Battambang và vừa ra toà vào ngày 21/12.
“Chrin thú nhận khi xét nghiệm HIV cho bệnh nhân, ông có đổi kim nhưng thỉnh thoảng chỉ dùng một ống tiêm vừa lấy máu xét nghiệm và vừa tiêm thuốc cho 2-3 người”, Seng Luch, một quan chức cảnh sát điều tra cho biết.
Vụ việc được phát hiện khi một cụ ông 74 tuổi cùng người cháu và con trai bị dương tính HIV sau khi xét nghiệm HIV tại trung tâm y tế xã Roka (tỉnh Battambang, Campuchia), kiện Yem Chrin đã truyền vi rút chết người cho ông và con cháu.

Người dân làng Rokar đi đăng ký xét nghiệm HIV – Ảnh: Phnom Penh Post
Sau khi thông tin lan truyền, nhiều người trong xã sau đó đều đi xét nghiệm và gần 110 người có kết quả dương tính với HIV. Trong đó, 90 trường hợp đã được khẳng định sau khi xét nghiệm lại tại Viện Pasteur ở Phnom Penh.
Liên quan đến vụ việc, trước đó, ngày 19/12, Thủ tướng Campuchia Hun Sein đã ra lệnh điều tra khẩn cấp: “Tôi yêu cầu phải điều tra toàn diện vụ việc này”.
Bộ Y tế Campuchia, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và chương trình phòng chống HIV của Liên Hợp Quốc (UNAIDS) đều đã cử các đội chuyên gia đến làng Rokar để điều tra và hỗ trợ người dân xét nghiệm HIV miễn phí.
Bộ trưởng Y tế Mam Bunheng kêu gọi người dân làng Rokar giữ bình tĩnh. “Chúng ta cũng phải tôn trọng tuyệt đối quyền riêng tư của các gia đình bị ảnh hưởng và đảm bảo rằng họ không bị phân biệt đối xử và bị xa lánh” – ông Bunheng nhấn mạnh.
Tổ chức UNAIDS ước tính có khoảng 76.000 người nhiễm HIV ở Campuchia. Dù vậy số ca nhiễm HIV mới đã giảm 67% từ năm 2005 tới năm 2011.


Ôtô tự chế của ''gã gàn'' xứ Nghệ chỉ 30 triệu đồng

04:14 |
Động cơ xe máy kết hợp cùng những vật liệu tận dụng, chiếc ô tô tự chế của 'gã gàn' xứ Nghệ có thể chở 4 người và chỉ hết 3 lít xăng/100km.
Xứ Nghệ "nóng" vì "siêu xe" chế
Những ngày vừa qua, trên mạng lan truyền thông tin về hình ảnh chiếc xe ô tô tự chế di chuyển trên địa bàn huyện Thanh Chương (Nghệ An). Cũng từ nguồn tin này, chiếc xe trên của một người dân làm để chở con đi học, chủ nhân trên trú ở huyện Thanh Chương.

Ngược lại với thông tin cộng đồng mạng cung cấp, chủ nhân thực sự lại là anh Nguyễn Kim Sơn (SN 1978 - Trú xóm 1, xã Bài Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An) và anh Sơn đang thuê ki ốt tại Thị tứ Bài Sơn để hành nghề sửa chữa xe máy. Đây cũng là nơi vợ chồng và 2 người con nhỏ của anh trú ngụ hiện tại.
Xe có vô lăng, bộ cần số và hệ thống phanh như một chiếc ô tô đang sử dụng
Điều lo lắng hiện tại của anh là khi xe di chuyển bị lực lượng CSGT "sờ gáy" do xe chưa được kiểm định, chưa có giấy phép lưu hành. Cũng chính vì điều này mà xe của anh hạn chế đưa ra lưu thông ở những tuyến đường hay bị CSGT kiểm tra. Những khi đưa vợ con về quê phải "né" khung giờ CSGT làm nhiệm vụ.

"Xe chạy được từ năm 2012 đến nay và chưa từng bị CSGT bắt. Một phần tôi ít đi ra ngoài, chủ yếu chở con đi học và di chuyển trong làng. Địa phương nơi đây nắm cách xa tuyến QL7A nên chỉ khi có việc cần tôi mới dùng xe này chạy ra ngoài. 

Hôm nào chở vợ con về quê cũng phải căn giờ, sợ bị các bác CSGT tuýt là nhọc. Tôi đang có ý định đưa xe đi kiểm định, đường đường chính chính lưu thông trên đường và mô hình này được nhân rộng" - anh Sơn mong mỏi sản phẩm sẽ được công nhận.

Nói về chiếc xe tự chế của anh Sơn, bà Hằng một người dân xã Bài Sơn chỉ biết gật đầu thán phục: "Thằng Sơn cặm cụi làm, ai hỏi nó bảo chế tạo ô tô. Mọi người nhìn rồi nghĩ nó khùng quá, ô tô người ta lắp ráp công nghệ hiện đại rồi từ nước này nước nọ mang về. Đùng cái thằng sửa xe máy đòi chế ô tô. Chỉ đến khi nó đưa chạy thử nghiệm, tiến tiến, lùi lùi, 4 người ngồi trên xe thì mọi người mới tin nó giỏi thật đó".

Diễn châu.trung sĩ trẻ hi sinh giữa thời bình

03:18 |
Trung sĩ Trương Văn Tú, quê ở xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu đã hi sinh khi đang cùng đồng đội đi làm nhiệm vụ xây dựng đường vành đai biên giới ở tỉnh Quảng Nam. Người chiến sĩ tuổi 20 hi sinh khi những ước mơ đang còn dang dở...

Chiều 16/12, trong lúc đi làm nhiệm vụ xây dựng đường vành đai biên giới Việt – Lào, chiếc xe chở 9 quân nhân của Lữ đoàn 83, vùng 3 Hải quân bị lật xuống vực ở Đắk Pre, huyện Nam Giang khiến 5 quân nhân hi sinh. Trong số những chiến sĩ hi sinh khi làm nhiệm vụ, có anh Trương Văn Tú, phụ trách y tá ở xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu.



Anh Tú là con thứ 2 trong gia đình nghèo ở xã Diễn Trường. Bố làm nghề lao động tự do, mẹ sức khỏe yếu. Thời điểm con trai hi sinh, ông Trương Văn Chiến đang đi làm thuê ở Bắc Ninh. Nghe tin con bị nạn nhưng không thể về kịp để bắt xe vào Đà Nẵng, ông Chiến đành phải để em ruột Trương Xuân Hải và con trai Trương Văn Tuấn lúc này đang làm công nhân xây dựng ở Hà Tĩnh bắt xe vào Đà Nẵng làm lễ truy điệu và tiếp nhận thi thể con trai.
Ở quê nhà xã Diễn Trường, vợ chồng ông Chiến – bà Trần Thị Sơn khóc cạn nước mắt vì nỗi đau quá lớn. Năm 2013, sau khi tốt nghiệp THPT, Trương Văn Tú vừa đăng ký đi nghĩa vụ quân sự hải quân vừa ôn thi. Đợt đó, anh thi đậu ngành xây dựng và đồng thời trúng tuyển nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, anh quyết định tạm gác lại ước mơ trở thành kỹ sư xây dựng, xếp bút nghiên lên đường làm nhiệm vụ thiêng liêng.
Là người hiền lành, thông minh, có chí tiến thủ nên sau đợt huấn luyện, chiến sĩ trẻ Trương Văn Tú được cử đi học y tá quân y rồi được phân về Đoàn 885, Lữ đoàn công binh E83 (quân chủng Hải quân) làm nhiệm vụ. Trong quá trình công tác ở lữ đoàn công binh, chiến sĩ Trương Văn Tú luôn nỗ lực phấn đấu học tập, rèn luyện, từng vinh dự được ra quần đảo Trường Sa công tác.
Tháng 8 vừa qua, anh Tú được nghỉ phép, trở về quê nhà, tâm sự cùng bố mẹ và anh trai những dự định và ước mơ. Ngoài mong muốn trở thành một kỹ sư xây dưng, chiến sĩ trẻ cũng hi vọng mình sẽ tiếp tục được cống hiến sức trẻ của mình cho tổ quốc, tiếp tục có mặt trên những công trường xây dựng các công trình chiến lược của quốc gia. Ngày 16/12, anh Tú và các cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn E83 đi làm nhiệm vụ xây dựng đường tuần tra biên giới giáp ranh giữa Việt Nam và nước bạn Lào thì bị lật xe khiến 5 chiến sĩ hi sinh, 4 người khác bị thương.

“Nghe tin con từng bước trưởng thành, được đồng đội, bạn bè yêu thương, tin tưởng, gia đình rất mừng. Chiều tối hôm trước, đang nghỉ ngơi sau giờ làm việc ở Bắc Ninh, tôi rụng rời chân tay khi nghe tin cháu hi sinh. Nỗi đau này quá lớn, làm sao mà vượt qua nổi”, ông Chiến tâm sự. Khi trở về quê xã Diễn Trường, ông Chiến cùng anh em thân hữu lo chuyện hậu sự cho con.

Vào chiều 17/12, Lễ truy điệu được đơn vị tổ chức tại Đà Nẵng. Trong không khí nghẹn ngào, đau thương và bi tráng, đồng đội, người thân của các chiến sĩ hi sinh lần lượt tiễn biệt những chiến sĩ lần cuối trước khi các anh được đưa về quê nhà với gia đình. Tại lễ truy điệu, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc- Chủ tịch Uỷ ban Giao thông Quốc Gia và Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng- Phùng Quang Thanh đã gửi vòng hoa kính viếng. Trước mắt, Bộ quốc phòng, Tư lệnh quân chủng hải quân và Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, mỗi đơn vị hỗ trợ gia đình chiến sỹ hi sinh 50 triệu đồng.
Dự kiến, đến trưa 18/12, thi thể của chiến sĩ Trương Văn Tú sẽ về đến quê nhà. Ngôi nhà nhỏ của gia đình anh Tú lúc nào cũng đông người đến động viên, thăm hỏi. Nghe tin con trai hi sinh, bà Trần Thị Sơn khóc không thành tiếng, ngồi gục trong góc giường. Một số người cầm bức khung ảnh gia đình, nhìn kỹ người đã khuất. Ai cũng xót thương cho chàng thanh niên có ánh mắt hiền, nụ cười dễ mến cùng những ước mơ đang còn dang dở…
Ông Lê Hồng Nghệ, Chủ tịch UBND xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu cho biết, ngay khi nghe thông tin chiến sĩ Tú hi sinh khi làm nhiệm vụ, từ sáng 17/12, các ban, ngành, đoàn thể của địa phương đã có mặt, động viên gia đình vượt qua nỗi đau và giúp đỡ gia đình một số công việc cần thiết. Ông Phạm Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Diễn Châu tâm sự rằng, sự hi sinh của anh Tú là một nỗi mất mát lớn của gia đình, địa phương. Ngày 18/12, khi thi thể của anh Tú về tới quê nhà, lãnh đạo huyện cùng các ban, ngành đoàn thể của huyện cũng sẽ có mặt để tiễn đưa anh trở về đất mẹ.

Nghệ thuật ngụy trang siêu đẳng của người lính

02:16 |
(An Ninh Quốc Phòng) - Những hình ảnh dưới đây có thể giải thích tại sao kỹ thuật ngụy trang quân sự lại quan trọng đến vậy. Nó có thể giúp các binh sĩ gần như tàng hình.


Ngụy trang là phương pháp thay đổi ngoại hình của một vật thể để nó trở nên lẫn vào môi trường xung quanh khi được quan sát từ bên ngoài. Trong quân sự, ngụy trang là một chiến thuật.


Có 2 yếu tố làm nên nghệ thuật ngụy trang là màu sắc và hình mẫu. Những nguyên liệu như màu ngụy trang hay quần áo ngụy trang phải có màu sắc giống với màu sắc của không gian xung quanh.


Màu sắc quần áo ngụy trang trong rừng là màu xanh lá cây và nâu để trùng với màu của lá cây hoặc bùn đất.


Còn ở khu vực băng giá, có tuyết phủ, màu sắc của ngụy trang thường là màu trắng và xám.


Các bộ quần áo ngụy trang thường chứa nhiều dải màu khác nhau để phá vỡ khả năng quan sát của đối phương.


Với nhiều dải màu trên người, đối phương sẽ dễ dàng nhầm lẫn giữa trang phục của những người lính và môi trường xung quanh hơn.



Một lý do nữa chính là để che dấu các đường nét của cơ thể, khiến cho các đường nét này lẫn với các dải màu trên trang phục.


Khi mắt người nhìn vào những dải màu đó, não bộ của chúng ta sẽ tự kết nối những phần, những đường nét của cơ thể và dải màu quần áo với môi trường xung quanh.


Hiệu ứng này khiến chúng ta khó lòng nhận biết được vật thể dưới lớp ngụy trang.


Kỹ thuật ngụy trang giúp binh sĩ gần như “tàng hình” trong mắt của đối phương khi chiến đấu.
(Theo Tri Thức)